Viết về những người bán hàng trong đêm khuya giữa những ngày đông lạnh.

2 câu trả lời

Tham khảo ạ :

Những ngày cuối năm cận kề, những cơn gió đông cũng chợt về lúc nào không hay. Mùa đông năm nay thật lạnh, lạnh hơn khi phải chứng kiến những hình ảnh ngày đông rét buốt, là những người bán hàng trong đêm khuya giữa những ngày đông như này.

Những ngày này thật lạnh, lạnh cắt da cắt thịt, chẳng ai đủ can đảm để rời khỏi chiếc chăn bông ấm sau một đêm dài. Cũng chẳng ai đủ can đảm để bước ra ngoài trời đêm những hôm lạnh thấu xương như này. Nhưng ở đâu đó, khi đèn điện lên sáng khắp thành phố, khi chúng ta đang sưởi ấm trong căn nhà, khi mọi thứ đã chuẩn bị về khuya thật ấm áp thì có những mảnh đời còn phải bươn chải bên ngoài kiếm sống. Đứng nép bên cửa sổ nhìn xuống, hoặc đôi khi đi qua nhìn thấy những hình ảnh ấy, tự nhiên trong mình buồn đến lạ, cảm xúc cũng không thể đánh lừa được chính mình rằng mình thực sự đồng cảm với họ. Gần đây, mình đọc trên mạng được đoạn văn như này:“Quán cơm gà tối muộn. Có chú hàng rong ngập ngừng ghé vào hỏi giá quán cơm. Cô chủ quán có trả lời: 30K, thêm gà thì 40K - Chú lại ngập ngừng hỏi cô làm tôi một hộp 15K được không, cho tôi xíu xiu gà thôi cũng được. Cô chủ cười cười, nói ô kê chú chờ tí.

Lát sau cô dúi vào tay chú một hộp cơm gà. Cái hộp cơm gà mà cô chủ mới làm xong đó, chao ôi là đầy ắp cả gà lẫn cơm, chắc gấp đôi cái dĩa mình đang ăn.

Chú ngại, nói là để chú gửi thêm tiền. Nhưng cô xua tay bảo là quán sắp nghỉ, nên còn nhiêu đó tôi cho chú hết, chứ để qua ngày mai nó cũng hư à. Cô nói vậy để cho chú lấy thôi chứ mình thừa biết còn lâu cô mới nghỉ.

Chú cảm ơn cô rồi đạp xe đi, về nhà hay lại dọc ngang những con đường Sài Gòn mưu sinh mình cũng không biết nữa. Nhưng mình biết hôm nay, lòng chú cũng như lòng mình, đã có thêm một điều ấm áp.Hộp cơm gà đó có lẽ lỗ mất mấy mươi K rồi, nhưng cô biết không, cô vừa lời được cả một tấm lòng rồi đấy!”

Thực sự đọc hết đoạn này, mình không nén nổi nước mắt, vì vui cho một hành động đẹp mà không phải ai cũng có, vì cảm thấy thương chú, một ngày làm việc vất vả cuối cùng hôm ấy của chú cũng có chút ấm áp rồi.

Đêm xuống, khi người ta say ngủ cũng là lúc những người dân lao động ấy bắt đầu công việc của mình. Những người bán hàng rong, quán nước đêm lục tục mưu sinh, vì một cái Tết ấm no đủ đầy.

Những ngày này, cuối đông rét ngọt, từng đợt không khí lạnh ùa về khiến bất kỳ ai cũng phải xuýt xoa, than phiền. Họ là những người dân lao động, đa phần ở ngoại tỉnh lên thủ đô mưu sinh, miệt mài đổ mồ hôi giữa bốn bề gió lộng để mong có một cái Tết ấm no cho gia đình, để mua được cho con cháu manh áo mới, có tiền đóng học trong năm mới...Đường đêm tĩnh lặng, đường vắng tênh. Nhưng lâu lâu vẫn thấy một vài người đạp xe qua lại để bán hàng ăn đêm, thường là bánh khúc, xôi nóng cho những người lao động về đêm. Có vất vả đấy, nhưng phần vì đã quen, phần vì háo hức những ngày giáp Tết, 0h đêm, họ vẫn miệt mài với công việc của mình.

Dù họ có là ai, làm công việc gì, họ cũng luôn tự hào và cố gắng vì công việc đó. Mong mỗi người chúng ta cũng vậy, dù làm gì, ở hoàn cảnh nào cũng nên lạc quan, không ngừng cố gắng. Như vậy, cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa hơn nhiều.

Chúc bạn học tốt 

Cho mik xin 5* + cảm ơn + câu trả lời hay nhất

Những ngày cuối năm cận kề, những cơn gió đông cũng chợt về lúc nào không hay. Mùa đông năm nay thật lạnh, lạnh hơn khi phải chứng kiến những hình ảnh ngày đông rét buốt, là những người bán hàng trong đêm khuya giữa những ngày đông như này.

Những ngày này thật lạnh, lạnh cắt da cắt thịt, chẳng ai đủ can đảm để rời khỏi chiếc chăn bông ấm sau một đêm dài. Cũng chẳng ai đủ can đảm để bước ra ngoài trời đêm những hôm lạnh thấu xương như này. Nhưng ở đâu đó, khi đèn điện lên sáng khắp thành phố, khi chúng ta đang sưởi ấm trong căn nhà, khi mọi thứ đã chuẩn bị về khuya thật ấm áp thì có những mảnh đời còn phải bươn chải bên ngoài kiếm sống. Đứng nép bên cửa sổ nhìn xuống, hoặc đôi khi đi qua nhìn thấy những hình ảnh ấy, tự nhiên trong mình buồn đến lạ, cảm xúc cũng không thể đánh lừa được chính mình rằng mình thực sự đồng cảm với họ. Gần đây, mình đọc trên mạng được đoạn văn như này:“Quán cơm gà tối muộn. Có chú hàng rong ngập ngừng ghé vào hỏi giá quán cơm. Cô chủ quán có trả lời: 30K, thêm gà thì 40K - Chú lại ngập ngừng hỏi cô làm tôi một hộp 15K được không, cho tôi xíu xiu gà thôi cũng được. Cô chủ cười cười, nói ô kê chú chờ tí.

Lát sau cô dúi vào tay chú một hộp cơm gà. Cái hộp cơm gà mà cô chủ mới làm xong đó, chao ôi là đầy ắp cả gà lẫn cơm, chắc gấp đôi cái dĩa mình đang ăn.

Chú ngại, nói là để chú gửi thêm tiền. Nhưng cô xua tay bảo là quán sắp nghỉ, nên còn nhiêu đó tôi cho chú hết, chứ để qua ngày mai nó cũng hư à. Cô nói vậy để cho chú lấy thôi chứ mình thừa biết còn lâu cô mới nghỉ.

Chú cảm ơn cô rồi đạp xe đi, về nhà hay lại dọc ngang những con đường Sài Gòn mưu sinh mình cũng không biết nữa. Nhưng mình biết hôm nay, lòng chú cũng như lòng mình, đã có thêm một điều ấm áp.Hộp cơm gà đó có lẽ lỗ mất mấy mươi K rồi, nhưng cô biết không, cô vừa lời được cả một tấm lòng rồi đấy!”

Thực sự đọc hết đoạn này, mình không nén nổi nước mắt, vì vui cho một hành động đẹp mà không phải ai cũng có, vì cảm thấy thương chú, một ngày làm việc vất vả cuối cùng hôm ấy của chú cũng có chút ấm áp rồi.

Đêm xuống, khi người ta say ngủ cũng là lúc những người dân lao động ấy bắt đầu công việc của mình. Những người bán hàng rong, quán nước đêm lục tục mưu sinh, vì một cái Tết ấm no đủ đầy.

Những ngày này, cuối đông rét ngọt, từng đợt không khí lạnh ùa về khiến bất kỳ ai cũng phải xuýt xoa, than phiền. Họ là những người dân lao động, đa phần ở ngoại tỉnh lên thủ đô mưu sinh, miệt mài đổ mồ hôi giữa bốn bề gió lộng để mong có một cái Tết ấm no cho gia đình, để mua được cho con cháu manh áo mới, có tiền đóng học trong năm mới...Đường đêm tĩnh lặng, đường vắng tênh. Nhưng lâu lâu vẫn thấy một vài người đạp xe qua lại để bán hàng ăn đêm, thường là bánh khúc, xôi nóng cho những người lao động về đêm. Có vất vả đấy, nhưng phần vì đã quen, phần vì háo hức những ngày giáp Tết, 0h đêm, họ vẫn miệt mài với công việc của mình.

Dù họ có là ai, làm công việc gì, họ cũng luôn tự hào và cố gắng vì công việc đó. Mong mỗi người chúng ta cũng vậy, dù làm gì, ở hoàn cảnh nào cũng nên lạc quan, không ngừng cố gắng. Như vậy, cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa hơn nhiều.