Viết thư UPU lần thứ 51.(KO CHÉP MẠNG,COPPY)

2 câu trả lời

Cái này ở phần sự kiện của hoidap247 cũng có đó ạ

Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 2022

Kính gửi bác Trần Hồng Hả - Bộ trưởng bộ Tài Nguyên- Môi trường

Cháu xin tự giới thiệu cháu là ….. đang là học sinh  trường …………. 

Cháu viết bức thư này gửi đến bác, đầu tiên cháu xin gửi lời chúc sức khỏe đến bác và chúc bác một năm mới với nhiều điều thành công, vạn sự như ý. Và đây chính là vấn đề chính cháu muốn được bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề khủng hoảng khí hậu. 

Chắc hẳn bác cũng như mọi người đều thấy được sự thay đổi khí hậu Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung rất rõ. Mỗi ngày một thay đổi, mà sự thay đổi này là gây hại đến cho con người, làm ảnh hưởng không tốt đến hành tinh xanh của chúng ta. Cháu vẫn còn nhớ trận lũ lịch sử 2 năm trước khi cho đồng bào ta phải chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng về người mà của. Sự khủng hoảng khí hậu khiến cho con người ta đang hoảng sợ  trước sức tàn phá của chúng.

Mà nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng đó là dến từ sự ô nhiêm môi trường, ô nhiễm khí thải, ô nhiễm nguồn nước khiến con người đang phải hứng chịu. Nếu chúng ta còn không đứng lên ngăn chặn những sự khủng hoảng đó Trái Đất- hành tinh xanh này sẽ phải hứng chịu những điều gì nữa.

Nên cháu mong muốn mình góp một phần nhỏ bé của mình để bảo vệ môi trường, để giảm thiểu những tác hại không đáng có của khủng hoảng khí hậu.

Việc trước tiên cháu thấy chúng ta cần làm là trồng rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ để có thể ngăn chặn được những sự sạt lở đất gây thiệt hại lớn. Và sau đó là tạo nên môi trường xanh, không khí sạch. Chúng ta cần có những chế tài xử lý nghiêm những hành vi gây ô nhiễm môi trường, phá hoại môi trường hơn nữa. Mỗi người dân nên tự ý thức được việc phải bảo vệ  môi trường sống của chúng ta.

Bức thư là những điều mà cháu mong muốn làm dược trong thời gian qua. Cháu rất cảm ơn bác đã bớt chút thời gian đọc bức thư này.

Cháu xin chân thành cảm ơn!

BestVan1234

Mong bn vote cho mình 5 sao + cảm ơn nha (Nếu bạn thấy hay thì cho mình hay nhất nha )

"Ngày 6 tháng 2 năm 2022

Kính gửi bác... Thủ tướng Chính phủ!

Cháu là Vũ Đào Duy Hùng học sinh trường THCS Lý Tự Trọng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Hôm nay cháu xin gửi tới bác bức thư này để trình bày một vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan tới cuộc sống của tất cả chúng ta. 

Thưa bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình, lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5% - 10%; vào giữa thế kỷ có mức tăng từ 5% - 15%; trong đó, một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiều nhất có thể lên tới trên 20% và được phân bố ở Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.

Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm; năm 2100 là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là 25cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước.

Cháu biết rằng những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi biến đổi khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, lực lượng tích cực, chủ động ứng phó trên mặt trận này và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Cháu mong rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó thường xuyên.

Cùng với đó là năng lực dự báo, cảnh báo, tổ chức thực hiện cùng điều kiện, phương tiện phòng, chống thiên tai ở các khu dân cư, nhất là tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai.

Các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học) cùng các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần được triển khai tốt hơn nữa.

Việc thực hiện chương trình giảm mất và suy thoái rừng nhằm giữ khả năng hấp thụ khí nhà kính của hệ sinh thái rừng cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này!

Công dân nhỏ của nước ta".

Vũ Đào Duy Hùng