Viết thân bài "Chí khí anh hùng" Giúp e với ạ

1 câu trả lời

                Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân khắc họa Từ Hải chỉ là một nho sĩ thi hỏng, đi buôn thì Nguyễn Du dành nhiều trang viết đậm màu sắc ngợi ca để xây dựng Từ Hải là người anh hùng lí tưởng. Từ Hải đã vang lên lưỡi gươm công lí cứu vớt những con người khốn khổ, san phẳng bất bình, bênh vực người bị áp bức bằng nghĩa khí và tài năng cá nhân. Người anh hùng ấy luôn quyết định bẻ gãy xiềng xích mà xã hội phong kiến trói buộc con người để sáng bừng lên khái vọng tự do công lí.

                 Lời thơ''Chí khí anh hùng'' đã khắc họa vẻ đẹp nhân vật Từ Hải đầy ấn tượng. Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 trong phần hai của kiệt tác ''Tuyện Kiều''. Khi Thúy Kiều đau đớn, ê chề ''giật mình, mình lại thương mình xót xa'' giữa chốn lầu xanh nhơ nhuốc thì Từ Hải đã xuất hiện như 1 vì sao lạ đem đến ánh sáng cho mảnh đời tăm tối của nàng Kiều. ''Trai anh hùng, gái thuyền quyên '' đến vs nhau tâm đầu ý hợp ấy thế nhưng cuộc sống êm đềm, hạnh phúc bên cạnh nàng Kiều tài sắc cx k níu được bước chân vị khách thiên đình. Chàng tạm biệt người tri kỉ đi theo tiếng vẫy gọi của lí tưởng.

                  Bốn câu thơ đầu:

                                 ''Nửa năm hương lửa đương nồng

                        ........................

                            Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.''

Tình chàng ý thiếp sâu đậm, mặn nồng là thế nhưng với chí lớn và khát vọng công danh, sự nghiệp lững lẫy. Từ Hải thoắt đã ''động lòng bốn phương'' .Hình ảnh đẹp đẽ ấy ước lệ, tượng trưng cho chí nguyện lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. Chàng đã đặt giữa ''trời bể mênh mang'' tạo lên 1 tầm vóc kì vĩ lớn lao, phi thường của con người vũ trụ. Chàng ''k phải người 1 nhà, 1 họ, 1 xóm, 1 làng mà là người của trời đất, của bốn phương''( Hoài Thanh). Trong cả 1 tác phẩm dài , Nguyễn Du chỉ dành 2 tiếng '' trượng phu'' cho Từ Hải như để khẳng định chí lớn lao chủa chàng.  Ánh mắt của Từ Hải được Nguyễn Du khắc họa đầy tinh tế đó k phải là cái nhìn bình thường mà là ''trong vời''- 2 chữ giàu sức gợi ấy đã diễn tả tầm nhìn bao la, vời vợi cùng suy nghĩ phi thường của bậc ''trượng phu''. Dù chủ 1 mình vs thanh gươm, yên ngựa nhưng Từ Hải k 1 chút cô đơn bởi chàng được chiếu rọi bởi ánh sáng của hoài bão lí tưởng được chắp cánh bằng niềm tin, tự do, công lí. Chàng mang trong mình phong thái ung dung, tự tại nhưng đầy mạnh mẽ, hiên ngang ''lên đường thẳng rong''. Chỉ vs vài dòng thơ vậy mà Nguyễn Du đã gợi tr biết bao điều của ''chí làm trai nam bắc đông tây''( Nguyễn Công Trứ). Đoạn thơ mang đậm cảm hứng ngợi ca nhân vật Từ Hải giữa thời gian nồng ấm vad không gian vô tận để tôn vinh cái chí lớn vẫy vùng bốn bể của anh hùng cái thế.

                    Chính vì lí tưởng lớn lao nên Từ Hải k 1 chút mền yếu trước những lời lẽ, bịn rịn của thê tử

                                       '' Nàng rằng: Phận gái chữ tòng

                               ............................

                                 Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.''

Vốn là người mền yếu , Thúy Kiều k tránh khỏi chuyện phu thê quyến luyến, buồn vương khi chia tay. Nàng vwaaf vâng theo đạo lí tam tòng , vừa theo tiếng gọi của trái tim muốn được theo Từ Hải trên con đường phía trước để làm tròn bổn phận của mình.Ấy vậy Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều và khẳng định tình cảm chân thành của mình với nàng, coi nàng là người tri âm , tri kỉ '' tâm phúc tương tri'' thấu hiểu đến sâu sắc.Chàng cất lời nhẹ nhàng trách móc và khuyên Kiều nên vượt lên thói thường tình của nữ nhi để xứng đáng là phu nhân của bậc anh hùng . Đằng sau lời trách ấy là ý chí dứt khoát, kiên quyết, k chút níu kéo, bịn rịn bởi chàng luôn mang trong mình lí tuongr anh hùng '' Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo''.

                   Bốn câu thơ tiếp : 

                                                 ''Bao giờ 10 vạn tinh binh

                                       ............................

                                       Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia''

'' 10 vạn tinh binh''chỉ quân đội lớn mạnh cùng với ''bóng tinh rợp đường'' bóng cờ phất phới mang âm thanh gợi dậy cả đất trời vang vọng khắp k gian bao la.Phi thường k giống cái thường , xuất chúng hơn người vươn tới ước mơ về 1 ngày lập được công danh , chàng tự tin vào tài năng xuất chúng của mình. ''Rước nàng nghi gia'' Từ Hải đã hẹn ước vẽ đón nàng Kiều về nhà mình khi đã lập được công danh vang dội.

                      Hai câu thơ cuối:

                                              '' Quyết lời dứt áo ra đi

                                       ............................................dặm khơi.''

Nếu trong buổi chi li ấy, người chinh phụ và nàng Kiều '' bước đi 1 bước giây lại dừng''  vương vấn những buồn thương luyến tiếc thì trái lại thì ở đây Từ Hải toát lên khí phách mạnh mẽ , phi thường. Mỗi lời lẽ , hành động của chàng trai đất Việt Đông lại chứa đựng khí phách, quyết tâm lên đường theo tiếng gọi của lí tưởng hoài bão

                       Hoài bão cao đẹp ấy , còn được đại  thi hào dân tộc khéo léo gợi tả qua điển tích cim bằng , sách ''tiêu dao du'' của Trang Tử từng ca ngợi chim bằng là loài chim lớn vỗ cánh làm động nước tới 3 ngàn rặm mới đừng chân. Vẻ đẹp ấy kì vĩ lớn lao đến chừng nào ! Nhưng dụng ý nghệ thuật cảu cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã khéo léo khắc họa hình ảnh thiên nhiên trời ,bể với cánh chim lớn tung bay mà xây dựng lên biểu tượng cao đẹp cho anh hùng có lí tưởng, hoài bão.Mượn điển tích điển cố , tác giả ca ngợi Từ Hải mang vẻ đẹp của cánh chim , khát vọng bay lên hội tụ cùng gió mây. Để từ đó xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc , biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, hình ảnh ước lệ độc đáo , Nguyễn Du đã ngợi ca , nâng niu vẻ đẹp phẩm chất con người đồng thời bày tỏ ước  mơ cao cả về 1 cuộc sống công bằng , công lí đầy tốt đẹp.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm