viết tất cả công thức lớp 8 hk1 nha ( english)
1 câu trả lời
I. Thì Quá khứ tiếp diễn - The past continuous tense.
1. CẤU TRÚC CỦA THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
1.1. Khẳng định:
S + was/were + V-ing
Trong đó: S (subject): chủ ngữ
V-ing: động từ thêm “–ing”
CHÚ Ý:
- S = I/ He/ She/ It + was
- S = We/ You/ They + were
Ví dụ:
- She was cooking dinner at 5 p.m yesterday.(Cô ấy đang nấu bữa tối vào lúc 5h chiều hôm qua)
- They were playing badminton when I came yesterday. (Họ đang chơi cầu lông khi tôi đến ngày hôm qua.)
1.2. Phủ định:
S + wasn’t/ weren’t + V-ing
Câu phủ định tả chỉ cần thêm “not” ngay sau “to be”.
CHÚ Ý:
- was not = wasn’t
- were not = weren’t
Ví dụ:
- He wasn’t working when his boss came yesterday.
- We weren’t watching TV at 9 p.m yesterday.
1.3. Câu hỏi:
Was/ Were + S + V-ing ?
Trả lời: Yes, I/ he/ she/ it + was. – No, I/ he/ she/ it + wasn’t.
Yes, we/ you/ they + were. – No, we/ you/ they + weren’t.
Câu hỏi ta chỉ cần đảo “to be” lên trước chủ ngữ.
Ví dụ:
- Was your mother going to the market at 7 a.m yesterday?
Yes, she was./ No, she wasn’t.
- Were they staying with you when I called you yesterday?
Yes, they were./ No, they weren’t.
2. CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN
2.1. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ.
Ví dụ:
- At 12 o’clock yesterday, we were having lunch. (Vào lúc 12h ngày hôm qua, chúng tôi đang ăn trưa.)
Ta thấy “lúc 12h ngày hôm qua” là một giờ cụ thể trong quá khứ, vào tại thời điểm này thì việc “ăn trưa” đang diễn ra nên ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn.
- At this time 2 days ago, I was travelling in America. (Vào thời gian này cách đây 2 ngày, tôi đang du lịch bên Mỹ.)
2.2. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra thì một hành động khác xen vào.
- Hành động đang xảy ra chia thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào chia thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
- He was chatting with his friend when his mother came into the room. (Cậu ta đang tán gẫu với bạn khi mẹ cậu ta vào phòng.)
Ta thấy có hai hành động đều xảy ra trong quá khứ: “tán gẫu với bạn” và “mẹ vào phòng”. Vào thời điểm đó hành động “tán gẫu với bạn” đang diễn ra thì bị xen ngang bởi hành động “mẹ vào phòng”. Vậy hành động đang diễn ra ta sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn.
- They were working when we got there. (Họ đang làm việc khi chúng tôi tới đó.)
2.3. Diễn tả hai hành động đồng thời xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ, trong câu có “while”.
Tại một thời điểm trong quá khứ khi có 2 hành động đồng thời đang diễn ra sẽ chia cả hai hành động đó ở thì quá khứ tiếp diễn.
Ví dụ:
- My mother was cooking lunch while my father was cleaning the floor at 10 am yesterday. (Mẹ tôi đang nấu ăn trong khi bố tôi đang lau nhà lúc 10h sang hôm qua.)
- I was studying English while my brother was listening to music last night. (Tôi đang học tiếng Anh trong khi anh trai tôi đang nghe nhạc tối hôm qua.)
3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
+ Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ kèm theo thời điểm xác định.
- at + giờ + thời gian trong quá khứ (at 12 o’clock last night,…)
- at this time + thời gian trong quá khứ. (at this time two weeks ago, …)
- in + năm (in 2000, in 2005)
- in the past (trong quá khứ)
+ Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào.
II. Verbs of liking + V-ing/ to V
Khi muốn dùng một động từ chỉ một hành động khác ở sau động từ chỉ sự thích thú, ta phải sử dụng danh động từ (V-ing) hoặc động từ nguyên thể có “to” (to V).
a. Verb + V-ing/to V
Những động từ đi với cả danh động từ và động từ nguyên thể có “to mà không thay đổi về nghĩa.
Verbs
Verbs + V-ing
Verbs + to V
like
I like skateboarding in my free time.
(Tớ thích trượt ván trong thời gian rảnh)
I like to skateboard in my free time.
Tớ thích trượt ván trong thời gian rảnh.
love
She loves training her dog.
(Cô ấy yêu thích huấn luyện chú cún cưng)
She loves to train her dog.
(Cô ấy yêu thích huấn luyện chú cún cưng)
hate
He hates eating out.
(Anh ta ghét việc ăn ngoài hàng quán.)
He hates to eat out.
(Anh ta ghét việc ăn ngoài hàng quán.)
prefer
My mother prefers going jogging.
(Mẹ tôi thích đi bộ hơn.)
My mother prefers to go jogging.
(Mẹ tôi thích đi bộ hơn.)
b. Verbs + V-ing
Những động từ chỉ đi với danh động từ. (Tức là động từ thêm –ing: V-ing)
Verbs
Verbs + V-ing
adore
They adore eating ice cream.
(Họ cực thích ăn kem.)
enjoy
We enjoy playing basketball.
(Chúng tôi thích chơi bóng rổ.)
fancy
Do you fancy making crafts?
(Cậu thích làm đồ thủ công không?)
don’t mind
I don't mind cooking.
(Tôi không phiền việc nấu nướng)
dislike
Does he dislike swimming?
(Có phải anh ấy không thích bơi lội không?)
detest
I detest doing housework.
(Tôi căm ghét việc nhà)
2. Những động từ theo sau là V-ing hoặc to V nhưng có nghĩa khác nhau
Trong tiếng Anh, có một số động từ theo sau bởi V-ing hay to V lại mang nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số động từ đó:
Verbs
Verb + V-ing
Verb + to V
forget
- forget V-ing: quên việc đã làm trong quá khứ
Ví dụ: I’ll never forget hearing this piece of music for the first time.
(Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên nghe bản nhạc này)
- forget + to V: quên việc cần làm
Ví dụ:
Don’t forget to do your homework.
(Đừng quên làm bài tập về nhà nhé)
go on
go on + V-ing: tiếp tục công việc cũ.
Ví dụ:
He said nothing but just went on working.
(Ông ta chẳng nói gì mà chỉ làm tiếp công việc)
go on to V: chuyển sang làm một việc khác sau khi hoàn thành một việc
Ví dụ: The book goes on to describe his experiences in the army.
(Quyển sách tiếp tục bằng việc miêu tả những trải nhiệm của ông ấy trong quân đội.)
mean
mean +V-ing: có nghĩa là...
Ví dụ:
This new order will mean working overtime.
Yêu cầu mới này đồng nghĩa với việc phải tăng ca làm việc.)
mean + to V: muốn, có ý định
Ví dụ:
She means to quit her job.
(Cô ấy có ý định nghỉ việc.)
remember
remember + V-ing: nhớ lại việc đã làm
Ví dụ: Do you remember switching the lights off before we came out?
(Bạn có nhớ tắt đèn trước khi chúng ta ra ngoài không?)
remember to V: nhớ việc cần làm
Ví dụ:
Remember to call me when you arrive!
(Nhớ gọi điện cho mình khi bạn đến.)
regret
regret + V-ing: tiếc việc đã làm
Ví dụ:
He regretted telling his secret to her.
(Anh ta hối hận vì đã kể bí mật cho cô ấy.)
regret + to V: tiếc về việc sắp làm
Ví dụ: We regret to inform you that your application has not been successful.
(Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng đơn xin việc của bạn không được chấp nhận.)
stop
stop + V-ing: dừng việc gì lại
Ví dụ:
That phone never stops ringing!
(Chiếc điện thoại đó không ngừng reo)
stop + to V: dừng lại để làm việc khác
Ví dụ:
We stopped to admire the scenery.
(Chúng tôi dừng lại để thưởng thức cảnh đẹp.)
try
try + V-ing: thử làm gì
Ví dụ:
John isn’t here. Try phoning his home number.
(John không có ở đây. Thử gọi điện đến nhà bạn ấy xem sao.)
try + to V: cố gắng làm gì
Ví dụ:
What are you trying to do?
(Bạn đang cố làm gì vậy?)
need
need + V-ing: nghĩa bị động
Ví dụ:
This shirt needs washing.
(Chiếc áo này cần được giặt rồi.)
need + to V: cần làm gì (nghĩa chủ động)
Ví dụ:
I need to get some sleep.
(Tôi cần đi ngủ.)
III. So sánh hơn với tính từ - Comparative forms of Adjecttives
1. Ôn tập so sánh hơn với tính từ (comparative forms of adjectives)
Sử dụng so sánh hơn của tính từ để so sánh giữa người (hoặc vật) này với người (hoặc vật) khác. Trong so sánh hơn, tính từ sẽ được chia làm hai loại là tính từ dài và tính từ ngắn. Trong đó:
- Tính từ ngắn là những tính từ có 1 âm tiết. Ví dụ: tall, high, big,...
- Tính từ dài là những tính từ có từ 2 âm tiết trở lên. Ví dụ: expensive, intelligent,...
2. Cấu trúc câu so sánh hơn
Đối với tính từ ngắn
Đối với tính từ dài
S1 + to be + adj-er + than + S2
S1 + to be + more + adj + than + S2
Với tính từ ngắn, thêm đuôi “er” vào sau tính từ
Với tính từ dài, thêm “more” trước tính từ
Ví dụ:
China is bigger than India.
(Trung Quốc to lớn hơn Ấn Độ.
Lan is shorter than Nam.
(Lan thì thấp hơn Nam).
My house is bigger than your house.
(Nhà của tôi to hơn nhà của bạn).
His pen is newer than my pen.
(Bút của anh ấy mới hơn bút của tôi).
Ví dụ:
Gold is more valuable than silver.
(Vàng có giá trị hơn bạc).
Hanh is more beautiful than Hoa.
(Hạnh thì xinh hơn Hoa).
Your book is more expensive than his book.
(Quyển sách của bạn đắt hơn quyển sách của anh ấy.)
Exercise 1 is more difficult than exercise 2.
(Bài tập số 1 khó hơn bài tập số 2)
* Lưu ý:
Để nhấn mạnh ý trong câu so sánh hơn, ta thêm “much” hoặc “far” trước hình thức so sánh.
Ví dụ:
Her boyfriend is much/far older than her.
(Bạn trai của cô ấy lớn tuổi hơn cô ấy rất nhiều.)
3. Cách sử dụng tính từ trong câu so sánh hơn
- Cách thêm đuôi –er vào tính từ ngắn:
Tính từ kết thúc bởi 1 phụ âm => thêm đuôi -er
old - older, near - nearer
Tính từ kết thúc bởi nguyên âm “e” => chỉ cần têm đuôi “r”
nice – nicer
Tính từ kết thúc bởi 1 nguyên âm (a,i,e,o,u) + 1 phụ âm => gấp đôi phụ âm cuối và thêm đuôi –er.
big – bigger, hot – hotter , fat – fatter , fit – fitter
Tính từ kết thúc bởi “y”, dù có 2 âm tiết vẫn là tính từ ngắn => bỏ “y” và thê,
happy – happier,
pretty - prettier
* Lưu ý:
Một số tính từ có hai âm tiết kết thúc bằng "et, ow, le,er, y" thì áp dụng Quy tắc thêm đuôi -er như tính từ ngắn.
Ví dụ: quiet => quieter
clever – cleverer
simple – simpler
narrow – narrower
- Một vài tính từ đặc biệt:
Với một số tính từ sau, dạng so sánh hơn của chúng không theo quy tắc trên.
Tính từ
Dạng so sánh hơn
good:better
bad:worse
far:farther/further
much/many
more
little
less
old:older/elder
IV. So sánh hơn với trạng từ - Comparative forms of Adverbs
Tương tự như tính từ, trạng từ cũng được chia làm 2 loại:
- Trạng từ ngắn là những từ có 1 âm tiết
Ví dụ: hard, fast, near, far, right, wrong,...
- Trạng từ dài là những từ có 2 âm tiết trở lên.
Ví dụ: slowly, responsibly, quickly, interestingly, tiredly,....
1. Cấu trúc câu so sánh hơn với trạng từ
Đối với trạng từ ngắn
Đối với trạng từ dài
S1 + V + adv-er + than + S2
S1+ V + more/less + adv + than S2
Với trạng từ ngắn, thường là trạng từ chỉ cách thức có hình thức giống tính từ, ta thêm đuôi "er”vào sau trạng từ.
- Với trạng từ dài, hầu hết là các trạng từ chỉ cách thức có đuôi “-ly” ta thêm “more” (nhiều hơn) hoặc “less”(ít hơn) vào trước trạng từ.
- less” là từ phản nghĩa của “more" được dùng để diễn đạt sự không bằng nhau ở mức độ ít hơn.
Ví dụ:
They work harder than I do.
(Họ làm việc chăm chỉ hơn tôi)
She runs faster than he does.
(Cô ấy chạy nhanh hơn anh ấy)
My mother gets up earlier than me.
(Mẹ tôi thức dậy sớm hơn tôi.)
I go to school later than my friends do.
(Tôi đi học muộn hơn các bạn.)
Ví dụ:
My friend did the test more carefully than I did,
(Bạn tôi làm bài kiểm tra cẩn thận hơn tôi)
My father talks mọc slowly tham my mother does.
(Bố tôi nói chậm hơn mẹ tôi.)
Hanh acts less responsibly than anyone here. :
(An hoạt động ít trách nhiệm hơn bất cứ ai ở đây.)
2. Một vài trạng từ có dạng đặc biệt
Trạng từ
Trạng từ so sánh hơn
well:better
badly:worse
far:farther/further
early:earlier (không thêm more)
Ví dụ:
The little boy ran farther than his friends. (Cậu bé chạy xa hơn những người bạn.)
You’re driving worse today than yesterday. (Hôm nay bạn lái xe tệ hơn hôm qua.)
V. Câu hỏi có từ để hỏi - Wh-question
Theo quy tắc ngữ pháp, khi là câu hỏi thì chúng ta cần đảo trợ động từ ( auxiliary verbs) lên trước chủ ngữ.
1. Câu hỏi Yes/No (Yes/No Questions)
Câu hỏi dạng Yes/No Questions là dạng câu hỏi chỉ đòi hỏi câu trả lời là Yes (Có) hoặc No (không)
Cấu trúc
Ví dụ
Trợ động từ (be, do, does, did) + chủ ngữ - (S) + động từ?
Trả lời:
- Yes, S + trợ động từ/ tobe.
Hoặc:
- No, S + trợ động từ/ tobe + not.
lsn't Lan going to school today?
(Hôm nay Lan không đi học phải không?)
Yes, she is, ( Vâng, đúng vậy.)
Was Hung sick yesterday?
(Hôm qua Hưng bị bệnh phải không?)
No, he was not. (Không, anh ấy không bị bệnh )
2. Wh- question
Trong tiếng Anh, khi chúng ta cần hỏi rõ ràng và cần có câu trả lời cụ thể, ta dùng câu hỏi với các từ để hỏi (question words). Loại câu hỏi này còn được gọi là câu hỏi trực tiếp (direct questions).
a. Các từ để hỏi trong tiếng Anh
Who (ai)
chức năng chủ ngữ
Whom (ai)
Chức năng tân ngữ
What (cái gì)
Whose (của ai)
Where (ở đâu)
Which (Cái nào)
hỏi về sự lựa chọn
When (khi nào)
Why (tại sao)
How (thế nào)
How much
(bao nhiêu)
How many (bao nhiêu, số lượng)
How long (Bao lâu)
How far (bao xa)
How old
(bao nhiêu tuổi)
How often (Bao lần)
What time (Mấy giờ)
b. Các cấu trúc câu hỏi WH thường gặp
1) Who hoặc What: câu hỏi chủ ngữ
Đây là câu hỏi khi muốn biết chủ ngữ hay chủ thể của hành động.
Who/What + động từ (V) + ...?
Ex:
- What happened last night? (Chuyện gì đã xảy ra vào tối qua?)
- Who opened the door? (Ai đã mở cửa?)
Who lives in London with Daisy? (Ai sống ở London cùng với Daisy vậy?)
2) Whom hoặc What: câu hỏi tân ngữ
Đây là các câu hỏi dùng khi muôn biết tân ngữ hay đối tượng tác động của hành động.
Whom/ What + trợ động từ + s + V + ... ?
Lưu ý: Trong tiếng Anh viết bắt buộc phải dùng whom mặc dù trong tiếng Anh nói có thể dùng who thay cho whom trong mẫu câu trên.
Ex:
- What did Trang buy at the store? (Trang đã mua gì ở cửa hàng?)
- Whom does Lan know from the UK? (Lan biết ai từ Vương Quốc Anh ?)
- Whom did you meet this morning? (Bạn gặp ai sáng nay?) (Whom là tân ngữ của động từ “meet”)
3) When, Where, How và Why: Câu hỏi bổ ngữ
Dùng khi muốn biết nơi chốn, thời gian, lý do, cách thức của hành động.
When/ Where/ Why/ How + trợ động từ + S + V …?
Ex:
- How did Trang get to school today? (Làm thế nào mà Trang đã đến được trường vào hôm nay?)
- When did he move to Ha Noi? (Khi nào cậu ấy chuyển đến Hà Nội?)
Đối với câu hỏi Why, chúng ta có thể dùng Because (vì, bởi vì) để trả lời.
Ex:
- Why do you like computer? (Tại sao anh thích máy tính?)
Because it’s very wonderful. (Bởi vì nó rất tuyệt vời.)
- Why does he go to his office late? (Tạo sao anh ta đến cơ quan trễ?)
Because he gets up late. (Vì anh ta dậy trễ.)
VI. Mạo từ - Articles
1. Định nghĩa:
- Mạo từ là từ đứng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.
- Mạo từ tron tiếng Anh được chia làm 3 từ và được phân chia như sau:
+ Mạo từ xác định (definite article): “the” được dùng khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói và người nghe biết rõ đối tượng đó
+ Mạo từ bất định (indefinite article): “a/an” được dùng khi người nói đề cập đến một đối tượng chung hoặc chưa được xác định.
2. Cách dùng
a. mạo từ “a”
- a đứng trước danh từ đếm được số ít.
- a đứng trước danh từ bắt đầu bằng một phụ âm (Consonant) hoặc một nguyên âm (vowel) nhưng được phát âm như phụ âm.
Ví dụ: a ruler (cây thước), a pencil (cây bút chì), a pig (con heo), a student: (sinh viên), a one-Way Street (đường một chiều)...
- a được dùng với ý nghĩa “mỗi, bất cứ”
Ví dụ: A lion lives in the jungle. (Sư tử sống trong rừng)
b, Mạo từ “an”
- an đứng trước danh từ bắt đầu bằng một nguyên âm (a, e, í, o, u),
Ví dụ: an orange (quả cam), an uncle (chú, cậu)...
- an đứng trước một số danh từ bắt đầu bằng “h“và được đọc như nguyên âm.
Ví dụ: an hour (giờ), an honest man (người thật thà)
c, Mạo từ “the”
- the” đứng trước trước bất cứ một danh từ nào khi người nói và người nghe đều biết về danh từ đang được nói tới hoặc được xác định rõ ràng.
Ví dụ: Their Literature teacher is old, but the English teacher is young.
(Giảng viên môn Văn của họ thì già rồi nhưng giáo viên tiếng Anh thì trẻ.)
- "the" đứng trước một danh từ chỉ người hay vật độc nhất.
Ví dụ: the sun (mặt trời) the moon (mặt trăng)
- Trong dạng so sánh nhất (superlatives) Với tính từ và trạng từ.
This is the youngest student in her class. (Đây là học sinh nhỏ tuổi nhất trong lớp của cô ấy.)
VII. Cách dùng Should trong tiếng Anh
- Should được dùng để diễn tả lời khuyên, hay ý nghĩ điều gì là đúng, nên làm.
- Should đi với tất cả các ngôi mà không cần thêm "s" với các ngôi số ít ở thì hiện tại đơn.
- Should đứng ngay sau chủ ngữ và trước động từ thường, và động từ đứng sau "should" luôn ở dạng nguyên thể.
Dạng khẳng định: should (nên)
Dạng phủ định: should not / shouldn't (không nên)
Cấu trúc cụ thể: Chủ ngữ + should/ shouldn't + động từ nguyên thể …
Ví dụ:
We should brush our teeth twice a day.
(Chúng ta nên đánh răng hai lần một ngày.)
We shouldn't waste water.
(Chúng ta không nên lãng phí nước.)
Câu hỏi dạng nghi vấn với should được dùng để hỏi ý kiến hay yêu cầu một lời khuyên.
Cấu trúc cụ thể:
Câu hỏi: Should + chủ ngữ + động từ +….?
Trả lời: Yes, chủ ngữ + should.
No, chủ ngữ + shouldn't.
Ví dụ:
Should we buy a new car?
(Chúng ta có nên mua một chiếc ô tô mới không?)
Yes, we should.
(Có, chúng ta nên mua.)
VIII. Cách dùng Must/ Have to trong tiếng Anh
1. Must
- Thể khẳng định (must V) diễn tả sự cần thiết hay bắt buộc.
Ví dụ:
He must go to bed earlier. (Anh ta phải đi ngủ sớm hơn.)
- Thể phủ định (must not V/ mustn't V) diễn tả ý cấm đoán, không được phép.
Ví dụ:
You must not park here. (Bạn không được phép đỗ xe ở đây.)
Passengers mustn't talk to the driver. (Hành khách không được nói chuyện với lái xe.)
2. Have to
- Thể khẳng định (have to V) diễn tả ý bắt buộc phải làm gì.
Ví dụ:
You have to sign your name here. (Bạn phải ký tên ở đây.)
He has to sign his name here. (Anh ấy phải ký tên vào đây.)
- Thể phủ định (do not (don't)/ does not (doesn't) have to V) diễn tả ý không bắt buộc hay không cần thiết phải làm gì.
Ví dụ:
I don't have to finish my report. (Tôi không phải hoàn thành báo cáo.)
She doesn't have to finish her report. (Cô ấy không phải hoàn thành bản báo cáo.)
* Chú ý: So sánh must và have to
- KHẲNG ĐỊNH
must + V-infi
have/ has to + V
Diễn tả sự bắt buộc mang tính chủ quan
(do người nói quyết định)
Ví dụ: I must finish the exercises.
(Tôi phải hoàn thành bài tập.)
(Tình huống: I'm going to have a party.)
Câu này có thể được nói trong tình huống người nói sắp có một bữa tiệc, nên cần phải hoàn thành bài tập để đi dự tiệc.
Diễn tả ý bắt buộc mang tính khách quan
(do luật lệ, quy tắc hay người khác quyết định)
Ví dụ: I have to finish the exercises.
(Tôi phải hoàn thành bài tập.)
(Tình huống: Tomorrow is the deadline.)
Câu này có thể được nói trong tình huống, ngày mai là hạn cuối cùng để hoàn thành bài tập nên người nói phải hoàn thành bài tập.
- PHỦ ĐỊNH:
mustn’t + V
don’t/doesn’t have to + V
Diễn tả ý cấm đoán
Ví dụ: You must not eat that.
(Bạn không được phép ăn cái đó.)
(Tình huống: It’s already stale.)
Câu có thể được nói trong tình huống thức ăn đã thiu rồi, cho nên người nói cấm đoán người nghe không được ăn món đó.
Diễn tả ý không cần phải làm gì
Ví dụ: You do not have to eat that.
(Bạn không cần phải ăn thứ đó.)
(Tình huống: I can see you dislike that.)
Câu này có thể được nói trong tình huống người nói thấy người kia không thích ăn món đó, do vậy không bắt buộc người đó phải ăn.
IX. Câu đơn và Câu ghép - Simple sentence & Compound sentence
I. Simple Sentences (câu đơn)
Chỉ có 1 mệnh đề chính, nghĩa là có 1 chủ ngữ và 1 động từ.
Có thể chủ ngữ là 2 danh từ nối bằng 'and' hoặc có 2 động từ nối bằng 'and' nhưng vẫn là 1 câu đơn.
Ví dụ:
I went to the supermarket yesterday. (Tôi đi siêu thị ngày hôm qua)
Mary and Tom are playing tennis. (Mary và Tom đang chơi tennis)
My brother ate a sandwich and drank beer. (Anh tôi ăn bánh và uống bia)
II. Compound sentence (Câu ghép)
- Câu ghép (Compound sentence) được cấu tạo bởi 2 hay nhiều mệnh đề độc lập (Independent clause). Các mệnh đề này thường được nối với nhau bởi liên từ (conjunction), có thể thêm dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy trước liên từ đó, hoặc các trạng từ nối.
- Mỗi 1 mệnh đề có tầm quan trọng và đều có thể đứng một mình.
* Có 3 cách để có thể kết nối các mệnh đề độc lập thành câu ghép
1. Sử dụng 1 liên từ nối
Trong tiếng Anh, có 7 liên từ thường dùng để nối trong câu ghép bao gồm: for, and, nor, but, or, yet, so
- Liên từ for: dùng để chỉ nguyên nhân
Ví dụ: I never stay in that hotel, for it is really bad. (Tôi không bao giờ ở khách sạn đó vì nó quá tệ.)
- Liên từ and: dùng để cộng thêm vào
Ví dụ: I like playing the guitar and I often go to the guitar club. (Tôi thích chơi ghi-ta và tôi thường đến câu lạc bộ ghi-ta)
- Liên từ nor: dùng để bổ sung một ý phủ định vào ý phủ định đã được nêu trước đó
Ví dụ: Students don’t do homework, nor do they learn vocabulary. (Học sinh không làm bài tập về nhà cũng không học từ vựng.)
- Liên từ but: chỉ sự mâu thuẫn
Ví dụ: I studied hard, but I didn’t pass the exam. (Tôi học hành rất chăm chỉ nhưng tôi vẫn thi không đậu.)
- Liên từ or: dùng để bổ sung một lựa chọn khác
Ví dụ: You should stop smoking, or your health will be worse. (Bạn nên ngừng hút thuốc hoặc sức khỏe của bạn sẽ trở nên tệ hơn.)
- Liên từ yet: dùng để diễn tả ý kiến trái ngược so với ý trước
Ví dụ: He is rich, yet he isn’t mean. (Anh ta giàu nhưng không keo kiệt.)
- Liên từ so: dùng để nói về một kết quả của sự việc được nhắc đến trước đó.
Ví dụ: He didn’t bring a map, so he got lost. (Anh ta không mang theo bản đồ và anh ta đã bị lạc đường.)
2. Sử dụng một trạng từ nối
- Các mệnh đề độc lập của một câu ghép cũng có thể được kết nối bằng một các trạng từ như: Furthermore, However, Otherwise,…
- Cần lưu ý việc đánh dấu câu khi sử dụng trạng từ nối.
+ Những trạng từ mang nghĩa tương tự “and”: Furthermore; besides; in addition to; also; moreover;
Ví dụ: My big brother is good at math; moreover, he is excellent at English. (Anh cả tôi giỏi toán, ngoài ra, anh còn rất giỏi tiếng Anh.)
+ Những trạng từ mang nghĩa tương tự “but, yet”: However; nevertheless, although; even though; in spite of; despite; ...
Ví dụ: Mary is so fat; however, she keeps eating junk food. (Mary rất mập; tuy nhiên, cô ấy vẫn liên tục ăn đồ ăn nhanh.)
+ Những trạng từ mang nghĩa tương tự “or”: Otherwise
Ví dụ: I should be in a hurry; otherwise, you will be late. (Bạn nên nhanh chân lên, nếu không bạn sẽ trễ học.)
+ Những trạng từ mang nghĩa tương tự “so”:therefore; thus; accordingly; hence; as a result of;
Ví dụ: He wanted to study late; therefore, he drank another cup of coffee. (Anh ta muốn học khuya; vì thế, anh ta đã thêm một cốc cà phê nữa.)
3. Sử dụng dấu chấm phẩy (;)
- Các mệnh đề độc lập trong một câu ghép cũng có thể được kết nối chỉ bằng một dấu (;)
- Kiểu câu này được sử dụng khi hai mệnh đề độc lập có quan hệ gần gũi
- Nếu giữa chúng không có mối quan hệ gần gũi, chúng sẽ được viết tách thành hai câu đơn, tách biệt hẳn bằng dấu chấm.
Ví dụ: I enjoy playing tennis; I hate playing badminton.
X. Câu phức - Complex sentence
1. CẤU TRÚC
- Có 1 mệnh đề chính (independent clause) và 1 hay nhiều mệnh đề phụ (dependent clause) (nhưng thường là 1 mệnh đề phụ). Hai mệnh đề thường được nối với nhau bởi dấu phẩy hoặc các liên từ phụ thuộc.
2. VÍ DỤ
- When I came, they were watching TV. (Khi tôi đến họ đang xem TV).
Mệnh đề chính: they were watching TV
Mệnh đề phụ: I came
Liên từ nối: When
Mệnh đề phụ cần phải phụ thuộc vào mệnh đề chính vì nếu không có mệnh đề chính thì mệnh đề phụ không có nghĩa và không thể tách ra.)
- We'll go out if the rain stops. (Chúng ta sẽ đi chơi nếu trời dừng mưa)
- Although my friend invited me hang out, I didn't go. (Mặc dù bạn bè của tôi rủ đi chơi nhưng tôi không đi.)
3. MỘT SỐ LIÊN TỪ PHỤ THUỘC
After, although, as, as if, as long as, as much as, as soon as, as though
chúc bn học tốt
nếu hay cho mk xin 5* và CTLHN