Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và dấu câu đã học. Chủ đề: Mùa xuân đã về.

2 câu trả lời

Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng sực nức lên. Không khí còn hơi nước lạnh lẽo. Trong vườn bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thỉu. Trên cành lấm tấm mọc mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương muốn trổ lá. Những cành xoan gầy gùa sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng hồng bụt đã có nụ. Nhiều bạn hàng xóm đã đến rình đợi ngắt nụ hồng bụt đỏ về bày chơi.
Mùa xuân tươi đẹp đã về.Sau mấy ngày nằm dài bên giường với trận ốm do cái lạnh của thời tiết giao mùa tôi vươn vai đứng dậy mở cánh của sổ để hít thở khong khí buổi sớm muộn. Tôi như không tin vào mắt mình. Ôi! Vậy là xuân đã chạm ngõ thật rồi! Mỗi năm, khi cái rét của mùa đông nhường một chút nồng ấm bằng những tia năng phới nhẹ thì mùa xuân lại về. Nó khiến lòng người ta ấm áp hẳn lên( kể cả tôi cũng vậy). Những tia nắng len lỏi qua khe cửa sổ làm ướt đẫm đôi vai gầy của mẹ tôi đang còn bận bịu chuẩn bị cho dịp tết Nguyên Đán sắp tới. Ngoài kia, cành lộc biếc mơn mởn vươn tay chào đón những cánh én đang chao lượn ríu rít trên bầu trời. Cái mùi của mùa xuân, mùi các loài hoa thoang thoảng xua tan cái rét cuối mùa như một liều thuốc lạ có thể sưởi ấm bất kỳ tâm hồn nào. Quả thật như người ta nói: " Mỗi mùa xuân đều mang một dư vị riêng của yêu thương, của nồng ấm"

“Thế rồi mùa xuân mong ước đã đến.
Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng sực nức lên. Không khí còn hơi nước lạnh lẽo. Trong vườn bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thỉu. Trên cành lấm tấm mọc mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương muốn trổ lá. Những cành xoan gầy gùa sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng hồng bụt đã có nụ. Nhiều bạn hàng xóm đã đến rình đợi ngắt nụ hồng bụt đỏ về bày chơi.
Mùa xuân tươi đẹp đã về...”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

6 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước