Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10- 12 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc,trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn,dấu ngoặc kép và dấu hai chấm

2 câu trả lời

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão.

Lão yêu con. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn.

Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai

Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu.

Bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo.

Đối với “cậu Vàng”: Lão Hạc chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu).

Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”.

Cái chết của lão Hạc có hai lí do:

Vì lão không còn kiếm được tiền (sau trận ốm, lại bão lụt).

Điều cơ bản nhất là lão sợ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay.

Việc lão Hạc tìm đến cái chết cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh (kể cả tính mạng mình). Lão là người “đói cho sạch, rách cho thơm).

Khi hiểu rõ ngọn ngành cái chết của lão Hạc, ông giáo khẳng định: “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”, vì trước mắt “tôi” là một con người cao quý đã chết vì một mục đích cao quý.

Nhưng cuộc đời vẫn buồn theo nghĩa khác. Bởi lẽ tại sao những con người tốt như lão Hạc lại phải chết? mà chết một cách quá thê thảm.

Cuộc đời có là mảnh đất sống cho người tốt nữa hay không? Ý nghĩa này của ông giáo là một tiếng kêu cảnh lính về một xã hội không quan tâm đến con người, chà đạp lên số phận của con người.

Lão Hạc là một nhân vật thành công nhất của nhà văn Nam Cao , một người nông dân chất phác , hiền lành và nhân hậu . Vợ lão đã mất để lão với người con trai và một mảnh vườn khi bà còn sống dứt ruột mùa cho con trai. Đến năm còn lão lấy vợ mà không có tiền đành phải đi đồn điền cao su để lại cho lão ba hào với một con chó . Con chó ấy lão rất yêu quý nó và gọi nó với cái tên "Cậu Vàng ", lão coi nó như người con và người thân nhất của mình . Khi cái đói , cái nghèo dồn lão tới bước đường cùng đành phải bán "Cậu Vàng" đi , lão dằn vặt mình đã chót" lừa một con chó" . Lão sang kể chuyện với ông giáo ( người thầy giáo đồng thời là người bạn thân của lão). Ông giáo nhiều lần muốn giúp lão nhưng do gia cảnh và lão vì lòng tự trọng nên không cần sự giúp đỡ của ai mà ngày ngày kiếm gì ăn lấy .Lần lão sang nói với ông giáo chuyện bán chó , lão vẫn cười và nói : " Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!" .Nhìn lão vừa nói nhưng vết nhăn trên khuôn mặt lão xô lại ép ra vết nhăn, lão như muốn dằn vặt , cắn dứt khi lừa một con chó. Lão trước khi đó còn đưa tiền cho ông giáo để lộ ma chay cho mình , lão không cần sự giúp đỡ của ai mà lão còn chuẩn bị cái chết một cách chu đáo . Trong thời đó , nhưng bá kiến muốn lão bán đất nhưng lão nhâtd khuyết không bán vì đó là của con trai mình . Lão còn kết liệu mình bằng liều bả chó, cái chết của lão thật dữ dội và đau đớn chứng tỏ lão là người có lòng tự trọng , nhân hậu và tình phụ tử sâu nặng . Tóm lại , lão Hạc là nhân vật có nhiều phẩm chất tốt đép và tình phụ tử dành cho con trai sâu nặng của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa