Viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi giới thiệu về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn hoặc bài thơ Ông đồ.

2 câu trả lời

Văn bản “ Đập đá ở Côn Lôn” được viết bởi tác giả PhanChâuTrinh.Trước hết Phan Châu Trinh sinh năm 1872 mất năm 1926) hiệu Tây Hồ; quê ở Quảng Nam.Ông tham gia hoạt động yêu nước sôi nổi đầu thế kỉ XX.Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ.Các tác phẩm chính của ông gồm: Tây Hồ thi tập, tỉnh quốc hồn ca… Bài thơ được sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh bị tù đầy ngoài Côn Lôn -tức Côn Đảo từ tháng 4 năm 1908 đến tháng 6 năm 1910, do bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì. Bài thơ viết theo thể loại thất ngôn bát cú Đường luật, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm với bố cục hai phần. Bốn câu đầu: Công việc đập đá và khí phách người tù, Bốn câu cuối: Ý chí người tù.Về nghệ thuật tác giả sử dụng thành công thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.Có ngôn ngữ hàm súc, độc đáo kết hợp với bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào sảng. Ngoài ra tác giả còn tả thực với tượng trưng, sử dụng phép đối, ẩn dụ, lối nói khoa trương đặc sắc.Bài thơ không chỉ có nghệ thuật đặc sắc mà bài thơ còn có nội dung vô cùng sâu sắc(Câu ghép) . Bài thơ thể hiện một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí.Cuối cùng bài thơ có hai nét nghĩa rõ ràng đầu tiên là nghĩa tả thực: Công vịêc đập đá ở Côn Lôn mà tác giả phải trải qua.Nét nghĩa thứ hai là biểu tượng cho hình ảnh con người làm việc trong tư thế chinh phục thiên nhiên, tư thế chinh phục thử thách. Tóm lại bài thơ là hình ảnh cao đẹp của người chí sĩ yêu nước,trong gian nguy vẫn hiên ngang, bền gan, vững chí.

Bài thơ ''Ông đồ '' của Vũ Đình Liên quả thật rất sâu sắc! Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp . Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Nhưng thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Xưa "phố đông người qua ", nay “mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu. Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.