viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) miêu tả về một lễ hội mà em yêu thích (bắt buộc phải có cảm nhận của em về lễ hội nha )
2 câu trả lời
Ở vị trí trung tâm huyện, Hương Canh là cái nôi của văn hoá, lễ hội, thể thao cổ truyền. Môn kéo Song ở Hương Canh còn tồn tại dai dẳng đến hôm nay, có lẽ nó đã được trải qua thử thách lịch sử, được tinh lọc thời gian và trở thành đề tài nghiên cứu để duy trì và phát triển.Kéo song có nguồn gốc từ xa xưa .Kéo Song khác Kéo Co trước hết sợi dây kéo phải bằng song, dài từ 50m đến70m chứ không phải bằng thừng chão như kéo co. Người ta tính tiền mua bán song theo trọng lượng (kg) còn tính tiền mua thừng chão theo độ dài (m). Nếu người kéo co được đứng để kéo thì trái lại, người kéo song phải ngồi và có lúc nằm ngửa để rút song cho được độ dài. Kéo co chỉ cần vẽ một vạch ngang trên bãi đất đất phẳng, chia đôi địa phận. Bên nào bị lôi qua biên giới, không trụ lại được là bên ấy thua. Còn kéo song thì cầu kỳ hơn nhiều. Người ta chia hai phía đối lập bằng 1 cột lim, hoặc cột gỗ báng súng (Xà cừ) dài 3m, chôn chặt xong còn cao từ 1,2m đến 1,5m so với mặt đất. Trên thân cột đục một lỗ tròn xuyên qua, to bằng miệng chén, cao chừng 80cm đến 1m, rồi lồng dây song vào đó. Chính giữa dây song, người ta khoanh một vòng sơn đỏ, đặt trong lỗ cột, chia dây song thành hai phần đều nhau. Dây bên nào bị rút qua lỗ cột quá vệt đỏ 50cm là bên ấy thua.Trò chơi kéo song thu hút khán giả mấy ngày liền, tập trung hầu hết già trẻ, lớn bé ra bờ sông. Ngày xưa, có bà xắn váy quai cồng lên cho gọn, nhiệt tình nấu nước chè tươi pha đường, xách đến động viên tinh thần anh em kéo song. Bà nghiêng vòi ấm, rót nước vào tận miệng từng đối thủ hết sức ân cần niềm nở, hò hét anh em ra sức kéo. Kéo song vừa có tính tập thể, thể hiện tình đoàn kết, biểu dương sức mạnh và sự mưu trí, vừa nhắc nhở quá khứ anh dũng và vẻ vang của cả dân tộc.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Mỗi năm vào ngày mùng 10, tháng 3 âm lịch, dòng người khắp cả nước lại cùng nhau đổ về Việt Trì, Phú Thọ để tham gia lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là giỗ tổ Hùng Vương, cả nhà em cũng hòa trong không khí đó.
Hội Đền Hùng kéo dài trong bốn ngày từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hàng năm, gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được cử hành rất long trọng, đồ cúng gồm có một đầu lợn, một đầu dê và một đầu bò, ngoài ra còn có bánh chưng xanh, xôi nhiều màu và bánh dày. Sau khi các chức sắc, bô lão vào tế lễ thì đến lượt người dân ở tứ phương vào tế lễ để tỏ lòng thành kính, biết ơn với vua Hùng và cầu mong cho mình những điều tốt đẹp. Tiếp theo, vui nhất phải kể đến hội rước kiệu, những chiếc kiệu được sơn son thiếp vàng, người đi rước mang khăn đóng áo dài, hoặc kiểu trang phục của quan lại thời xưa trông thật đặc sắc. Nếu như đám rước kiệu nào chiến thắng trong buổi lễ năm nay thì năm sau sẽ được vinh dự rước kiệu lên đền Thượng tham gia vào phần quốc lễ.
Nhìn từ xa xa, chỉ thấy đoàn người đông như kiến với đủ loại trang phục, màu sắc khác nhau chen chúc đi xem hội, ai nấy đều vui mừng, háo hức. Xung quanh khu vực đền Hùng cắm rất nhiều cờ hội với các màu xanh đỏ, tím, vàng làm cho không khí trở nên rộn ràng, náo nhiệt vô cùng. Vì lượng người đổ về đây dự hội rất đông nên có một lực lượng công an tiến hành giữ vững an ninh, trật tự để đảm bảo cho ngày hội diễn ra suôn sẻ.
Lễ hội Đền Hùng là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta, cần được giữ vững và phát huy đến muôn đời sau.