Viết một đoạn văn diễn dịch làm rõ câu chủ đề:Trong đoạn trích"Tức nước vỡ bờ",nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh chân thực tình cảnh của người nông dân trong xã hội đương thời.Trong đó có sử dụng một câu ghép và một thán từ.

2 câu trả lời

ℌồղ❡ ℘ɧáζ

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực với những tác phẩm hay, phản ánh chân thực được hình ảnh của người nông dân trong xã hội cũ, và với tác phẩm “Tắt đèn”, đặc biệt là đoạn trích “tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu đã hiện lên với tất cả những vẻ đẹp và phẩm chất quý báu của người nông dân lúc bấy giờ. Tác phẩm ra đời trong giai đoạn 1930-1945, nhân vật trung tâm là chị Dậu, gia đình chị thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Trong hoàn cảnh như vậy, chị phải dứt ruột lựa chọn bán đi gánh khoai, cái ổ chó và bán đứa con gái nhỏ mới 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế để đổi lấy tiền nộp suất sưu thuế cho anh Dậu, chồng chị. Tuy vậy, do thiếu một suất sưu của người em chồng mới chết năm ngoái mà anh Dậu vẫn bị trói ngoài sân đình đánh đập, hành hạ một cách dã man. Bọn cường hào đem anh Dậu đang bị ốm về để trả cho chị Dậu, thương chồng , chị được hàng xóm cho bát gạo để nấu cháo cho anh Dậu, nhưng chưa kịp ăn thì bọn tay sai nhà lý tưởng kéo đến, đòi chị nộp sưu, đánh chị và đòi bắt anh Dậu. Không thể nhẫn nhịn được nữa, chị Dậu đã vùng lên và đáp trả lại bọn quân tài, tay sai. Có thể thấy, hàng loạt những gánh nặng đã đổ lên vai của người đàn bà một mình gánh vác gia đình, thế nhưng xuất phát từ hành động tức nước vỡ bờ ấy, vẻ đẹp của chị Dậu lại được nổi bật lên. Trước hết, chị là một người phụ nữ yêu thương gia đình, chồng con. Khi anh Dậu bị ốm nặng, chị tìm mọi cách để cứu chữ cho chồng, vay gạo hàng xóm, giữa cơn nguy kịch hay tiếng trống thúc, chị vẫn dịu dàng, khuyên nhủ chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" rồi "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã cho thấy sự yêu thương và hết lòng của người vợ dành cho chồng. Là một người mẹ, chị cũng đau đớn, dứt ruột khi phải bán đi đứa con nhỏ bé của mình, nhưng nếu không bán thì lấy tiền đâu mà nộp sưu, lấy đâu ra tiền để anh Dậu được sông? Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy người đàn bà vào những lựa chọn đau đớn ấy, thế nhưng chị vẫn hiện lên như một ánh sáng về tình yêu thương gia đình, sự hy sinh cao cả. Không chỉ có thể, chị Dậu còn là một người phụ nữ, địa diện cho hình ảnh người nông dân biết đứng lên phản kháng, đấu tranh cho cuộc sống của chính mình.

Cho mình ctlhn nhé !

Chúc bạn học tốt ! (>‿♥)

Nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện rất thành công và chân thực những bi kịch của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám trong các tác phẩm của mình. Thật vậy, những người nông dân trong các tác phẩm của nhà văn đều mang chung một số phận là bị các thế lực trong xã hội phong kiến vùi dập, bị dồn đến bước đường cùng. Một trong những hình tượng đại diện cho số phận người nông dân xưa được tác giả xây dựng thành công xuất sắc nhất là chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn". Đầu tiên, bi kịch thứ nhất của người nông dân trong xã hội xưa là nghèo khổ, thân phận thấp kém. Nhà chị Dậu đã rất nghèo, nay lại phải chịu đủ thứ sưu thuế vô lí lại càng túng thiếu hơn. Chồng chị đau ốm mà vẫn bị lôi ra hành hạ, chị bị dồn đến đường cùng phải bán con, bán chó để lấy tiền đóng sưu. Chao ôi, với bọn cai lệ, bọn quan trên, chị và những người dân khác luôn phải khép nép, sợ sệt, một chút sơ sẩy là bị bắt bớ ngay. Tiếp theo, chúng ta có thể thấy bi kịch thứ hai của người nông dân trong xã hội xưa là luôn bị áp bức bởi các thế lực trong xã hội. Chi tiết đến nhà đòi sưu, thuế nếu không nộp sẽ lôi anh Dậu đi của bọn cai lệ, lí trưởng đã thể hiện rất rõ điều đó. Cai lệ, lí trưởng là đại diện cho các thế lực phong kiến tàn ác, sống phè phỡn trên sức lao động của những người nông dân thấp cổ bé họng. Tóm lại, số phận của những người nông dân trong xã hội xưa được tác giả thể hiện rất thành công, họ là những con người không có tiếng nói trong xã hội, luôn bị áp bức, bóc lột.