Viết một bài thuyết minh thuật lại 1 lễ hội ở thanh Chương nghệ an ko cần chép mạng

Ai hay e cho 5 sao

2 câu trả lời

Đền Quả Sơn (hay còn được gọi là Đền Quả, Đền Mượu) tọa lạc dưới chân núi Quả, nay thuộc xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương. Tòa đền có tuổi thọ ngót gần một ngàn năm, được trùng tu nhiều lần, đã trở thành một di tích lịch sử văn hóa uy nghi, tôn nghiêm, có quy mô khá đồ sộ trong một khuôn viên rộng lớn và rất đẹp mắt.

Đền Quả Sơn không chỉ nổi tiếng bởi giá trị nghệ thuật, quy mô to lớn và linh thiêng, mà còn bởi đây là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - Tri châu Nghệ An, người có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia Đại Việt dưới triều đại nhà Lý. Theo thần phả Đền Quả Sơn và nhiều tư liệu lịch sử khác, Lý Nhật Quang là con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Năm 1039, ông được triều đình cử vào Nghệ An lo việc thu thuế. Đến tháng 11/1041, triều đình xuống chiếu cho Uy Minh Vương làm Tri châu Nghệ An. Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, ông đã có nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, giữ vững trật tự an ninh, thu phục nhân tâm... biến vùng biên viễn rộng lớn phía nam của đất nước thành một căn cứ địa vững chắc, phồn vinh, hậu thuẫn cho nhiều triều đại về sau. Để tưởng nhớ vị Tri châu đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, ngoài đền thờ chính đặt tại núi Quả (xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương) người dân xứ Nghệ đã lập nhiều đền đài, miếu mạo để thờ tự và đời đời ghi nhớ công ơn của ông. Tác giả cuốn "Việt điện u linh tập" đã khẳng định Ngài "là phúc thần của cả châu". Hiện nay, trên đất Nghệ Tĩnh có trên 30 điểm lập đền thờ Lý Nhật Quang làm Thành hoàng.

Trải qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã được gia phong nhiều tước hiệu cao quý. Bên cạnh việc xây dựng, tôn tạo Đền và tổ chức tế tự chu đáo, từ lâu nhân dân trong vùng được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Nhà nước đã tổ chức Lễ hội Đền Quả Sơn rất linh đình và trọng thể. Theo truyền thuyết dân gian, tướng quân Lý Nhật Quang đi đánh giặc, trên đường lui quân được Bà Bụt (hiện hình cô hàng nước ven sông) chỉ cho đất huyết thực ngàn năm, sau khi hiển thánh, Uy Minh Vương nhớ ơn nên có Lễ tạ ơn này. Lúc đầu lễ hội được tổ chức hàng năm, về sau dân xã thấy cần phải chuẩn bị thật chu đáo để tăng thêm phần trọng thể nên đã tổ chức đều kỳ: 3 năm 2 lần. Cũng có thể gọi đây là Lễ hội mừng Xuân, nhân dân trong vùng thay mặt cho nhân dân xứ Nghệ bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vị anh hùng thời dựng nước, Thành hoàng của xứ, đồng thời cũng là dịp đón Xuân bằng tinh thần thượng võ và những trò chơi dân gian truyền thống. Từ năm 1996, được sự giúp đỡ của ngành VHTT tỉnh Nghệ An, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đô Lương đã khởi công phục hồi lại Đền Quả Sơn trên chính vị trí ngày xưa. Ngày 12/02/1998, Bộ VHTT đã ra quyết định công nhận Đền Quả Sơn là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Từ năm 1998, Lễ hội Đền Quả Sơn được phục hồi, tổ chức với quy mô ngày càng lớn. Mỗi kỳ lễ hội đã thu hút hàng vạn người dân trong vùng và khách thập phương tham dự. Việc phục hồi, tổ chức lễ hội Đền Quả Sơn là thể hiện một cách sâu sắc đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", khơi dậy tinh thần thượng võ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và con em quê hương đang sống ở mọi miền của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí, mở rộng giao lưu và thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Được sự nhất trí của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Thông báo số 2851/TB-SVHTTDL ngày 14/12/2009 và sự đồng ý của Ban Thường vụ huyện ủy Đô Lương, Lễ hội Đền Quả Sơn sẽ do UBND huyện Đô Lương chỉ đạo, tổ chức với sự tham dự trực tiếp của các xã Bồi Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn, Tràng Sơn và nhiều lực lượng khác trong toàn huyện. Bắt đầu từ ngày 17 tháng Giêng âm lịch, các hoạt động thể thao, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức tại khuôn viên của đền. Tối 19, Hội diễn văn nghệ chào mừng Lễ hội và sau đó vào lúc 22 giờ, Lễ cáo yết được tổ chức tại Đền Quả Sơn và Chùa Bà Bụt. Lễ rước thần chính thức được bắt đầu từ 6 giờ ngày 20. Đầu tiên là Lễ xuất thần; tân lễ; lộn quân thủy bộ; sau đó là lễ rước với 2 cánh quân thủy, bộ. Trên đường rước bộ, tổ chức lễ bái hạ ở các làng Nhân Bồi, Tập Phúc, Phúc Hậu, Nhân Trung, Trạc Thanh và Phúc Yên.

Việc bái hạ là việc làm thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ, tri ân của nhân dân đối với Đức Thánh, cũng là một nét đặc sắc của Lễ hội Đền Quả Sơn. Lễ tạ ơn ở chùa Bà Bụt với phần cổ lễ mang ý nghĩa tạ ơn. Cuối cùng là lễ rước kiệu Đức Thánh hồi cung trở về và lễ yên vị, kết thúc Lễ hội

Hồ Ba Bể nằm trên địa bàn xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 200km về phía Bắc. Từ thành phố Bắc Kạn đi Hồ Ba Bể khoảng 70km về phía Tây Bắc. Hồ Ba Bể được hợp thành từ 03 hồ có tên là Pé Lèng, Pé Lù và Pé Lầm; là nơi hội tụ của 3 dòng sông là Sông Năng, Tả Hàn và Nam Cường; hồ có chiều dài hơn 8km, nơi rộng nhất là 2km, diện tích mặt nước là 500 ha, độ sâu trung bình là 20m, nơi sâu nhất là 35m, chứa khoảng 90 triệu m3 nước; trên hồ có nhiều hòn đảo nhỏ xinh đẹp như Đảo Bà góa, đảo Phong Lan, đảo An Mạ, ao Tiên… đáy hồ không bằng phẳng mà có nhiều núi ngầm, nhiều loài thuỷ vật và cá nước ngọt sinh sống có những loài đặc biệt quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như cá chép kính, cá dầm xanh, cá chiên... Hồ Ba Bể là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, là nơi lý tưởng cho du khách đến tham quan và trải nghiệm.

Theo truyền thuyết: Hồ Ba Bể xưa kia vốn là vùng đất đai trù phú, dân cư đông đúc, mùa màng bội thu, muông thú đua nhau tụ họp, ca hát líu lo, cuộc sống rất đỗi thanh bình. Đầu xuân năm ấy dân làng mở hội lồng tồng để vui chơi ca hát; ở trên trời, thấy cảnh trần gian tấp nập vui vẻ, Bụt liền hóa phép để thử lòng dân. Trời về chiều, hội sắp tan, bỗng nhiên mọi người thấy một con bò lạ, lông vàng óng, rất đẹp xuất hiện, thấy bò không có chủ, nhân lúc đói bụng, đám người xấu trong bản bèn rủ nhau bắt bò vàng làm thịt, họ đốt một đống rơm to thui bò vàng, sau đó cả bản chia nhau ăn uống linh đình, chỉ vắng mẹ con Bà góa nghèo ở cuối bản vì không có quần áo đẹp đi dự hội, được chúng mang đến chia cho ít da và cái đuôi bò, bà lão mang treo trên gác bếp. Hôm sau, có một Bà già ăn mặc rách dưới đến bản xin ăn, Bà đi đến đâu những con rận và rệp rơi lả tả đến đó khiến ai nhìn thấy cũng lắc đầu và chạy xa, vào đến bản bà lão đi từng nhà hỏi có ai thấy con bò đẹp màu vàng của mình bị mất hôm qua đâu không, ai cũng trả lời rằng không biết, cứ thế bà lão đi khắp bản hỏi cho đến tối cũng không tìm được bò vàng, mệt quá bà xin dân bản cho mình nghỉ nhờ, nhưng ai cũng xua đuổi và không cho bà ở, đi mãi tới tận cuối bản, gặp hai mẹ con Bà góa nghèo, vốn tính thương người, Bà góa mời Bà lão về căn lều của mình nghỉ tạm qua đêm. Đêm ấy chờ con ngủ say, Bà góa kể cho Bà lão nghe mọi chuyện về con bò vàng bị lạc và chỉ cho Bà lão chiếc đuôi bò còn treo trên gác bếp. Sớm hôm sau tỉnh dậy, trước lúc chia tay, Bà lão nói với hai mẹ con Bà góa: Ta không phải đến đây để hỏi chuyện mất bò, đó chẳng qua chỉ là việc thử lòng người mà thôi, cảm ơn hai mẹ con Bà có tấm lòng nhân hậu, đêm nay trước khi đi ngủ Bà nhớ rắc trấu xung quanh nhà cho cẩn thận và trong lúc nguy nan hãy thả vỏ trấu xuống nước sẽ làm được việc có ích. Nói xong bà lão biến mất. Mãi đến lúc đó, mẹ con Bà góa mới bàng hoàng hiểu ra sự việc. Tối đến, trước khi đi ngủ, hai mẹ con cẩn thận làm theo lời dặn của bà lão ăn mày. Đến nửa đêm, sấm chớp nổi lên ầm ầm, mưa như trút nước, mặt đất rung chuyển và sụt xuống, nước ngập mênh mông thành hồ, cả vùng duy nhất chỉ có nhà của mẹ con Bà góa là còn nguyên vẹn nhô lên giữa mặt nước. Thấy dân bản chết đuối nhiều quá, nhớ lời dặn của bà lão, mẹ con Bà góa ném vỏ trấu xuống nước, tức thì vỏ trấu hóa thành những chiếc thuyền độc mộc, hai mẹ con vội vã chia làm hai ngả đi cứu giúp dân bản. Kể từ đó thuyền độc mộc trở thành phương tiện chính trên sông nước của người dân vùng Hồ.

Nằm ở độ cao 150m so với mực nước biển, hồ Ba Bể được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi sen lẫn sa thạch cổ với độ cao trên 1.000m và các cánh rừng già nguyên sinh, nước hồ trong xanh, quanh năm mát mẻ, toàn cảnh hồ như một bức tranh thủy mặc, in đậm bóng núi, lồng lộng mây trời, nhìn giống như một chiếc gương khổng lồ phản chiếu những dãy núi uốn lượn vòng cung ẩn hiện trên mặt hồ, điều đặc biệt là các loài cây cỏ ở đây không phải mọc ra từ những lớp đất màu mỡ mà mọc lên từ đá. Có thể quý khách trước đó sẽ không thể nghĩ rằng sau những dãy núi đá vôi sừng sững kia lại có một hồ nước trong xanh, thơ mộng trầm mặc, mênh mang giữa đại ngàn và mê hoặc lòng người đến như vậy.

Hàng năm từ ngày 10 đến 13 tháng giêng Ba Bể tưng bừng diễn ra ngày hội xuân; hội xuân được tổ chức khi mùa màng kết thúc dân bản được nghỉ ngơi để du xuân, du khách từ phương xa tới sẽ được vui chung ngày hội với bà con dân tộc nơi đây, quý khách sẽ được xem điệu múa khèn của các chàng trai người Mông gọi bạn tình, được nghe làn điệu Sli, lượn của các thiếu nữ Tày, được nghe dân tộc Sán Chay hát dân ca, được tham gia các trò diễn như tung còn, bịt mắt bắt dê, xem chọi bò, thi đua thuyền độc mộc trên hồ v.v.. Còn một điều đặc biệt mà không thể không nhắc đến khi tham quan hồ Ba Bể đó là những con thuyền độc mộc – Đây là nét đặc trưng riêng của hồ Ba Bể, được nhân dân trong vùng khoét từ thân cây gỗ, duy nhất trên thuyền chỉ có một mái chèo, nhìn người chèo thuyền ta như đang được xem một nghệ sĩ biểu diễn; thuyền Độc Mộc trước đây là phương tiện đi lại duy nhất của cư dân lòng hồ và sông Năng, người ta dùng Độc Mộc để chài lưới, đi lấy củi, các em nhỏ thì dùng làm phương tiện để đi học. Ngày nay do phát triển du lịch nên hồ có thêm một phương tiện nữa là thuyền máy để đưa du khách đi tham quan thông tuyến từ hồ ra sông Năng.

Xung quanh hồ là các bản nhà sàn của người Tày, sau một ngày dạo chơi trên hồ du khách có thể dừng chân và nghỉ ngơi ở chốn này, sống trong không khí ấm áp đượm tình mến khách của bà con dân bản, nhà sàn ở đây to rộng và thoáng mát quý khách sẽ được thưởng thức các món ăn truyền thống của người dân miền núi Ba Bể, nhấp những chén rượu ngô thơm mùi nếp, các tiết mục đặc sắc của đội văn nghệ thôn Pác Ngòi chắc hẳn sẽ ngất ngây lòng du khách.

Ngoài các điểm tham quan chính trong khu vực lòng Hồ, quý khách có thể đi thuyền tham quan các điểm du lịch khác trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể như: Động Puông, thác Đầu Đẳng trên tuyến sông Năng, tham quan động Hua Mạ, thác Bạc, hang Thẳm Phầy (nằm cách hồ 7km về phía Tây Bắc) hoặc vòng qua phía Tây Nam tham quan Đồn Đèn - nơi có khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ, tham quan các vườn trồng hoa Ly, khoai Lệ Phố, tham quan các bản làng người Mông, người Dao ở trên đỉnh núi hay cùng người dân địa phương khám phá hành trình “săn mây trên đỉnh núi Hoa” …Đến Ba Bể với khí hậu trong lành mát mẻ, với các cảnh vật được thiên nhiên ưu đãi, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch: Leo núi dã ngoại, tham quan vãn cảnh hồ, tìm hiểu đời sống văn hoá dân tộc, nghiên cứu khoa học và du lịch nghỉ dưỡng…

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên hồ Ba Bể có những nét rất riêng biệt so với các hồ Caxtơ trên thế giới. Vì vậy, tháng 03 năm 1995 Hội nghị quốc tế về Hồ trên thế giới được tổ chức tại Mỹ đã xếp hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất trên thế giới cần phải được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản Asean và năm 2012 được công nhận là di tích cấp Quốc gia đặc biệt và là khu Ram Sa thứ 3 của Việt Nam. Với không khí mát mẻ quanh năm của núi rừng và sông nước, du khách có thể tham quan Hồ Ba Bể bất cứ thời gian nào trong năm. Đến Hồ Ba Bể, du khách không chỉ được tham quan, trải nghiệm về vẻ đẹp thiên nhiên vốn có nơi đây mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống, được hòa mình, được khám phá về bản sắc văn hóa của dân tộc địa phương nơi đây.

CHO HAY NHẤT

Câu hỏi trong lớp Xem thêm