viết kết thúc mới cho truyện lão hạc theo lời kể của ông giáo

2 câu trả lời

$#mind$

Một ngày, trước cửa xuất hiện một cậu thanh niên trẻ cao to có làn da ngăm đen, trên vai đeo một chiếc balo, hai tay xách mấy cái bọc lớn. Khuôn mặt nở nụ cười háo hức khi được trở về nhà, anh nói vọng vừa chạy:
- Cha ơi, con về rồi! Cha ơi! Vàng ơi!
À, thì ra đây là con trai lão - cái thằng vào tận Nam Kì làm phu ở đồn điền cao su đất đỏ mà hơn năm, sáu năm nay chưa thấy về thăm nhà.
Nó xách đồ vào trong nhà, đặt chiếc balo lên chiếc phản cha hay nằm đó với chiếc quạt mo. Thở hổn hển. Rồi cầm chiếc khăn lên lau những giọt mồ hôi đang lấm tấm rơi trên chán. Sau đó lại hai chân chạy đi tìm cha. Nó chạy ra vườn - ra cái nơi "thà ăn rơm ăn rạ còn hơn bán mất mảnh vườn của con".. Những mô đất nhô lên như những ngọn núi nhỏ, cỏ dại mọc kín cả khu vườn, cuốc xẻng gác bên góc vườn, nó thầm nghĩ: "Dạo này cha mải làm gì chả chịu dọn cỏ gì cả! Gì mà mọc kín như thế này chứ!". Nhìn sang bên chum nước, sàn trị khô roong. 
- Đi đâu mà để nhà cửa thế này nhỉ? Hay lại dẫn con Vàng sang bên nhà Ông Giáo chơi rồi không biết. Đến trưa rồi sao chưa về nấu cơm ăn!
Rồi anh vào nhà dưới định nấu cơm nhưng chẳng có gì cả. Cái chum gạo chỉ còn vài hạt, giàn thiên lí sau nhà chết khô, chiếc bát bám đầy bụi đen xịt, mạng nhện chăng kín. 
Ngó nghiêng một lúc không thấy cha, anh đứng ra cổng nhà, cái cổng xập xệ đúng như cuộc đời của Lão:
- Cha ơi! Cha.. Vàng đâu rồi? Vàng..
- A! Hạc con! Giờ về rồi đấy ạ!
Nó gập người cúi chào ông hàng xóm:
- Dạ vâng!
- Lần này về chơi hả? Ở mấy hôm?
- Cháu về hẳn ạ! 
- Thôi lấy vợ đi! Tầm này rồi. Lấy vợ cho ấm cái thân!
Nó cười, nó nhớ đến cái mối tình cũ của mình.
- À, mà cha cháu có bên đấy không ạ?
- Ơ, thế chưa biết gì hả?
- Biết gì là gì ạ?
- Lão mất một tháng trước rồi! 
Nó sững người, rồi lại cười:
- Bác đừng đùa cháu thế chứ! Không đùa như vậy nhé bác haha.. 
- Tao nói thật mà mà mày không tin. Thử sang hỏi người ta xem
Nó vội chạy sang nhà tôi, mắt nó rưng rưng:
- Cha cháu đâu? Cha cháu đâu rồi? Cha ơi..
- Lão mất tháng trước rồi! 
Tôi cầm ra những "di vật" lão để lại cho đứa con trai của mình, nó cười sững người - một vẻ mặt đau khổ như nụ cười đầy khổ đau của cha nó..

- Ông Giáo cứ đùa thế! Trưa rồi, ông đừng giấu cha cháu nữa. Để cha cháu về ăn cơm đi rồi chiều cháu mang cha sang uống nước chè với ông
- Thôi nào! Mọi chuyện sẽ ổn thôi mà.

- Không. Không.. Trả cha lại cho cháu..

- Bình tĩnh, tôi sẽ dẫn cậu ra nơi cha cậu sống 1 tháng nay.

Tôi đành dẫn nó ra một cánh đồng, cái nắng chói chang của mùa hè hòa tan vào cơn gió thi thoảng hùa qua. Thi thoảng những hạt cát lại bay lên như trận bão cát ở Sa Mạc. Nó bay vào mắt, đầy đau đớn. Sau một chặng đường dài, tôi dắt nó đến một ngôi mộ. Nó chạy đến, quỳ xuống:

- Cha về ăn cơm đi cha! Con về rồi này, cha về ăn cơm với con. Một mình buồn lắm!
- ....

Tôi đứng im nhìn những cử chỉ của nó mà không biết nói bất kì điều gì..

Tiếng gào thét của nó dường như vô vọng. Cảnh vật khi đó như dừng lại, nghe tiếng thở của nó, nghe những tiếng lòng nó trải. Nó muốn được như xưa. Muốn cha cầm chiếc quạt mo ngồi trên chiếc phản phẩy phẩy vài cái. Nó nhớ cậu Vàng. Nó muốn cha nó xoăn xoe, nịnh nọt "cậu ấm". 
Nó gào thét như một kẻ điên, như kẻ mất đi lí trí. 

Trời đã sầm tối, tôi cùng nó cùng đi trên con đường mòn ấy. Cảnh vật u buồn. Có lẽ cảnh cũng đang hiểu và thương thay cho số phận hẩm hiu của nó. Bỗng có một chú chó chạy đến, tôi nhìn thấy quen lắm! Nó chạy ra chỗ tôi, ngoe nguẩy cái đuôi. 

- Cậu Vàng!

Đúng! Chính nó! Chính đứa con cưng của ông lão quá cố kia. Là bạn hàng xóm của tôi. Thằng con trai lão mắt đỏ hoe, ôm lấy cậu Vàng:

- Cậu nhớ anh không? Cậu sống với người ta tốt không?

Cậu Vàng dụi dụi cái mũi vào người nó. Tôi biết, biết rằng có khi Vàng cũng như chủ nó, nó buồn lắm. Nó không hận lão đâu! Mà nó thương cuộc đời của lão. 

- Ki về! Ki.. ki..

Đây là người chủ mới của nó chăng? Nó không còn là Vàng nữa sao? Sau đó, thằng con trai lão cũng ngỏ lời muốn nhận nuôi lại Cậu Vàng. Nói mãi thì người ta mới đồng ý. Cũng kể từ đó, Vàng đã không còn sống với cái tên Ki nữa mà là "Vàng chính hiệu". Số tiền suốt 6 năm nó kiếm được, giờ đã dùng 1/4 để chuộc lại Cậu Vàng còn 3/4 còn lại nó quyết định sẽ tu chí làm ăn. Nó quyết thoát khỏi cái nghèo, thoát khỏi cái cuộc đời khổ đau này. Nó không thể giống cha nó: cả đời chỉ chìm đắm trong cái nghèo, rồi chính cái nghèo lại nhấn chìm lão.
Cái tiền đồ của nó không thể cúp ngụp như tiền đồ chị Dậu được. Bởi nó đã chăm chỉ làm việc, nó có thể đứng vững được lên nỗi sợ sự dẫm đạp của cái XHPK suy tàn ấy! Giờ nó đã trở thành một phú ông nổi tiếng cả huyện. Nói đến đây ai cũng ác cảm với những "danh hiệu" phú ông tham lam độc ác còn nó là một phú ông tốt bụng mà ai cũng yêu quý. Nó giúp đỡ những người dân mỗi khi gặp khó khăn mà không cần lợi ích cho bản thân. Nó giúp tôi có được công việc dạy học ở làng, tôi rất cảm kích nó. Nó giống cha - một con người chân chất thật thà, luôn biết cho đi mà không cần nhận lại. Nghe nói, ra Giêng là nó cưới vợ. Đó là con gái của quan phủ huyện, hai đứa nhỏ rất yêu thương và nhường nhịn nhau. Có lẽ, đó là những thứ ông Trời phải đền bù cho nó bởi những mất mát, những đau thương mà nó phải trải qua. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, cũng chẳng gì lấp đầy được nỗi đau mà nó vẫn ngày ngày gánh vác chỉ là đây như liều thuốc giảm đau khiến nó không nghĩ tới nhiều thôi! 
Chiều chiều, nó lại dắt Cậu Vàng đến thăm Lão:

- Cậu Vàng của cha hôm nay ngoan lắm! Cha sớm về với tụi con nghen...

Xiin ctlhn+5*+cảm ơn:3

Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!

Cuộc đời quả thật trớ trêu khi bắt con người ta phải sống trong sự đau khổ, kéo dài như thế. Còn về phần ông giáo cũng sống trong hoàn cảnh túng quẫn. Tuy nhiên ông có tấm lòng rộng lớn qua việc mặc dù nhỏ tuổi hơn lão Hạc rất nhiều nhưng khi nghe lão tâm sự, ông vẫn lắng nghe và chia sẻ cùng lão, không hề phàn nàn mà lại tỏ thái độ vô cùng lễ phép tôn trọng lão Hạc.

`#` `Tranhoang40860`