Viết đoạn văn về một tác giả văn học trong chương trình lớp 8 tập 1.

2 câu trả lời

Nguyên Hồng là tác giả của TRong lòng mẹ và bạn đọc khi đọc hồi kí ấy, chúng ta không thể không ấn tượng với người tác giả này. Ấn tượng của mỗi người về Nguyên Hồng ấy chính là ở những kham khổ. Cuộc đời ông trải qua vô vàn gian truân, cay đắng. Tìm hiểu về Nguyên Hồn,g hiểu về tuổi thơ cơ cực của ông, ta càng thấm hiểu cho trang văn đau đời của cây bút hiện thực ấy. Mặc dù quê ở thành phố Nam Định nhưngNguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Cuộc đời lênh đenh, đau khổ vô cùng. Là một tác giả tài năng, ông chạm ngõ với nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ.  Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970)... là những sáng tác lớn của Nguyên Hồng. Bạn đọc sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh phụ nữ, trẻ em trong thơ ông. Ông đã gửi gắm trong hình ảnh ấy tình yêu thương, sự thấu hiểu lớn lao. 

Nam Cao ( 1917 - 1951) là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tên khai sinh của nhà văn là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân. Quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Sau khi học hết bậc Thành trung, Nam Cao vàng Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn ba năm đau ốm, ông phải trở về quê. Sau đó, ông dạy học cho một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Nhưng cuộc đời của một ông giáo trường tư cũng không được yên ổn: Nhật kéo vào Đông Dương, trường học phải đóng cửa, ông sống chật vật, vất vả bằng nghề viết văn và làm gia sư.Đầu năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội, nhưng bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê, tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa (8 - 1945) ở Lý Nhân. Năm 1946, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến với tư cách là một phóng viên. Năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến. Tháng 11 năm 1951, trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc phục kích và sát hại.