viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh ông đồ thời thịnh vượng
2 câu trả lời
Bài làm tham khảo:
Hình ảnh ông đồ thời thịnh vượng là vào thời điểm khi Tết đến, xuân về và "hoa đào nở" với không gian: "phố đông người qua". Điều đó cho thấy ông đồ xuất hiện đều đặn với "mực tàu, giấy đỏ" như góp vào cái đông vui náo nhiệt của phố phường. Đi đôi với đó là những tài năng học tập của mình "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay." Qua hình ảnh so sánh, nhân hoá, tác giả cho thấy ông đồ viết rất đẹp. Nét chữ mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng, sinh động, cao quý. Nhờ những tài năng ấy, ông được mọi người trọng vọng, mến mộ, khâm phục tài viết chữ đẹp của ông. "Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen." Tóm lại, qua hai khổ thơ đầu tác giả muốn nói đến hình ảnh ông đồ được trọng vọng, như hoa giữa sắc xuân rực rỡ. Cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc.
CHO EM XIN HAY NHẤT Ạ!
Ông đồ, một hình ảnh rất quen thuộc trong xã hội Việt Nam thời xưa. Đó chính là biểu tượng của những nhà nho không đỗ đạt làm quan, thường đi dạy học. Sau khi chế độ khoa cử của Nho học bị bãi bỏ, ông đồ bị gạt ra ngoài xã hội đành phải đi viết chữ thuê trong những ngày tết đến. Thời gian dần trôi, sự vật đổi thay, ông đồ cũng vắng bóng dần đến một chỉ còn là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn. Với ngòi bút tài hoa, sắc sảo Vũ Đình Liên đã bộc lộ niềm thương cảm của mình trước ngày tàn của nền Nho học qua bài thơ Ông đồ.Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh “ông đồ” quen thuộc. "Mỗi năm hoa đào nở" "Lại thấy ông đồ già" "Bày mực tàu giấy đỏ" "Bên phố đông người qua" Trong không khí tươi vui, nhộn nhịp của ngày Tết, ông đồ già với mực tàu, giấy đỏ lại ngồi bên góc đường để chờ có người đến thuê viết những câu thơ, câu đối. Xưa nay người ta cho chữ, chứ có ai bán chữ bao giờ. Vậy mà giờ đây ông đồ phải đem chữ ra bán. Giọng thơ trầm trầm tạo không khí buồn buồn làm cho lòng người xao xuyến. Nhưng lúc này, ông đồ cũng còn an ủi lắm bởi mọi người còn thích nét chữ hình tượng ấy để trang trí trong những ngày Tết. Cho nên đã có: "Bao nhiêu người thuê viết" "Tấm tắc ngợi khen tài" "Hoa tay thảo những nét" "Như phượng múa rồng bay" Với nghệ thuật so sánh tài tình, nhà thơ đã khái quát lên được sự khéo léo, tài hoa trên nét chữ của ông đồ. Những nét thảo ấy cứ như phượng múa rồng bay. Nó đẹp ở màu sắc lẫn đường nét. Mọi người ai cũng tấm tắc ngợi khen tài. Lúc ấy, ai cũng thích trong nhà có câu đối đỏ để làm đẹp thêm trong những ngày xuân mới. Nhưng rồi nền văn hoá phương Tây du nhập, sở thích của mọi người cũng dần thay đổi. Những người thích nét chữ kia thưa dần, thưa dần và ông đồ từ từ bị lãng quên. "Nhưng mỗi năm mỗi thuê viết nay đâu?" "Giấy đỏ buồn không thắm;" "Mực đọng trong nghiên sầu." Ông đồ giờ như một người nghệ sĩ hết được lòng công chúng, như một cô gái lỡ thì: "Còn duyên kẻ đón người đưa" "Hết duyên đi sớm về trưa một mình" Người thuê viết nay đâu? Câu hỏi được đặt ra cho ông đồ, cho tác giả lẫn cho người đọc gợi lên một niềm bâng khuâng hoài cảm. Nỗi buồn vui sầu não của ông bắt đầu dâng lên theo thời gian và nó thấm vào cả những vật vô tri vô giác. Tác giả đã khéo léo tài tình khi nhân hoá hình ảnh giấy đỏ và nghiên mực. Những tờ giấy đỏ cứ phải phơi ra đấy, không được ai để ý nên bút lông chấm vào đã đọng lại thành nghiên sầu. Trong cái nghiên sầu đó có sự đọng lại nỗi buồn của ông đồ lẫn tác giả. Đau buồn, tủi nhục nhưng ông vẫn cứ ngồi đấy cố bám víu lấy cuộc đời như muốn kéo thời gian quay lại. Não nề thay nào có ai hay đâu. "Ông đồ vẫn ngồi đấy," "Qua đường không ai hay," "Lá vàng rơi trên giấy" "Ngoài trời mưa bụi bay." Thật là một sự vô tình đến phũ phàng. Nếu trước đây ông luôn là người tập trung sự chú ý, sự ngưỡng mộ với những lời khen ngợi thì giờ đây chỉ còn lại hình ảnh một ông đồ trơ trọi lạc lõng giữa dòng đời nhộn nhịp. Và trong dòng người tấp nập qua lại ấy, có ai bỗng vô tình nhìn lại để thương xót cho một ông đồ già? Ông vẫn ngồi đấy, lặng im chờ đợi để cuối cùng thì chẳng còn ai đến với ông. Song, không hẳn thế, trong hàng loạt người đã quên kia còn có một người nhớ và quay lại thương xót cất lên hai câu thơ thể hiện niềm thương cảm. "Lá vàng rơi trên giấy" "Ngoài trời mưa bụi bay." Chiếc lá vàng còn sót lại cũng bị cơn gió thổi lìa cành, đậu trên mặt giấy. Nó nằm đấy như chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm đã không buồn nhặt. Cộng hưởng với nỗi niềm của ông còn có cơn mưa bụi của đất trời. Hình ảnh tả thực nhưng chất chứa nhiều tâm trạng. Mưa bay ngoài trời, mưa trong lòng người. Câu thơ tả cảnh hay tả tình? Bước cuối cùng của những ngày tàn buồn bã xiết bao! Lời thơ tuy nhẹ nhàng nhưng thấm thía kết hợp giọng thơ trầm buồn, uẩn đã gây cho người đọc nỗi buồn khó tả. Theo nhịp điệu của thời gian, hết đông tàn rồi đến xuân sang, và hoa đào lại nở. Nhưng cảnh cũ còn đây mà người xưa không còn nữa. "Năm nay hoa đào nở," "Không thấy ông đồ xưa," Hình ảnh ông đồ đã thật sự nhoà đi theo thời gian trong ký ức của con người. Tết đến, không thấy ông đồ xưa, trên đường phố vẫn tấp nập người qua lại nhưng, ông đồ với mực tàu giấy đỏ đã vắng bóng rồi. Hình ảnh ông đồ đã đi vào quá khứ. Trong sự khắc nghiệt của thời gian con tạo xoay vần, vật đổi sao dời, ông đồ cố giơ đôi tay gầy guộc để bám lấy cuộc đời. Nhưng một con én không tạo được mùa xuân thì một ông đồ già cũng không làm sao xoay lại nên cảnh đời. Ông đã không còn kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống phũ phàng ấy nữa. Ông ra di để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng. Bài thơ kết thúc là lời tự vấn của nhà thơ với nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi. "Những người muôn năm cũ" "Hồn ở đâu bây giờ?" Hai câu thơ như một nén nhang tưởng niệm về một thời đại vàng son của nền Nho học vốn là truyền thống của nền văn hoá dân tộc. Những người muôn năm cũ không còn nữa nhưng hương hồn họ, giá trị mà họ đã góp phần vào cuộc sống tinh thần của đất nước giờ đang ở đâu? Câu hỏi ấy vương vấn mãi trong lòng tác giả cũng như trong lòng người đọc. Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời đã tàn. Ông như ngọn đèn loé sáng làm đẹp cho đời rồi vụt tắt. Cái hay của bài thơ là tuy viết theo thể ngũ ngôn, chỉ vẻn vẹn có năm khổ nhưng đã gói trọn một số phận, một lớp người, một thế hệ. Bài thơ làm thức tỉnh bao con người bởi âm điệu trầm buồn, những câu hỏi gợi cảm xúc, ngôn ngữ trong sáng giản dị, câu thơ vừa có hình ảnh vừa có sức gợi cảm. Nó đã khắc hoạ được cuộc đời tàn tạ của một thế hệ nho sĩ đồng thời xen lẫn nỗi niềm hoài cảm, luyến tiếc của nhà thơ. Mấy ai không khỏi giật mình về sự hờ hững đến mức nhẫn tâm của mình đối với lớp trí thức Nho học ngày xưa để rồi ân hận nuối tiếc trong muộn màng mỗi khi đọc lại bài thơ. Bài thơ là một tác phẩm đặc sắc nhất của Vũ Đình Liên. Nó là một trong những bài thơ hay mở đầu cho sự đổi mới sâu sắc của thơ ca. Một trong những thành công của bài thơ là bộc lộ được tâm tư tình cảm của tác giả một cách chân thành. Do vậy bài thơ đã đi sâu vào tâm khảm mỗi con người chúng ta. Dẫu cho thời gian có trôi qua, nền nho học không còn nữa nhưng hình ảnh ông đồ trong bài thơ của Vũ Đình Liên sẽ sống mãi với thời gian.
CHÚC CHỊ HỌC TỐT!