Viết đoạn văn phân tích diễn biến tâm lí của bé Hồng khi được gặp mẹ

1 câu trả lời

Giới thiệu hoàn cảnh của bé Hồng: cha mất sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cùng túng phải tha hương cầu thực, chú bé ở lại một mình bên cạnh những người thân cay nghiệt.

- Tâm trạng của bé Hồng trong đoạn cuối đối thoại với người cô:

+ Nhớ lại những hình ảnh về người mẹ yêu thương: vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ.

+ Đau đớn, xót xa trước những lời lẽ cay độc của người cô nói về mẹ mình.

Chú ý phân tích sự căm tức, phẫn uất dâng lên trong lòng bé Hồng ngày càng tăng tiến (lúc đầu cô' kìm nén sau đó lòng căm tức lên tới đỉnh điểm: cổ họng tôi dã nghẹn ứ khóc không ra tiếng,...)

+ Yêu thương và bảo vệ người mẹ của mình trong ý nghĩ (Giá những cổ tục dã đầy đọa mẹ tôi...cho kì nát vụn mới thôi)

+ Nghệ thuật diễn tả tâm trạng: tương phản và đối lập, sự tăng tiến về cảm xúc diễn ra trong cuộc đối thoại.

- Tâm trạng của bé Hồng trong đoạn gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:

+ Cảm giác sung sướng đến òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khi được ngồi lên xe cùng mẹ(Chú ý giọt nước mắt lần này thể hiện sự vui sướng - khác với giọt nước mắt khi đối thoại với người cô).

+ Cảm giác hạnh phúc tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ (Chú ý phân tích những câu văn miêu tả cảm giác bé Hồng: cảm giác ấm áp...mơn man khắp da thịt, hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu... Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ..).

+ Cảm giác vui sướng lâng lâng, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa (câu nói của người cô bị chìm đi).

+ Nghệ thuật diễn tả tâm trạng: lời văn giàu cảm xúc, thấm đẫm chất trữ tình, miêu tả cụ thể và tinh tế...

Bài tham khảo:

Viết về đề tài phụ nữ và trẻ em có lẽ nhà văn Nguyên Hồng là một tên tuổi đáng chú ý. Ông đã có nhiều tác phẩm viết về đề tài này, trong đó có hồi kí “Những ngày thơ ấu”. Đặc biệt đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã làm nổi bật số phận cay đắng và tình cảm mãnh liệt của Hồng đối với mẹ của mình

Nói đến hoàn cảnh của Hồng thì thật tội nghiệp. Hồng sinh ra và lớn lên trong gia đình không mấy hạnh phúc. Khi cha mất thì mẹ Hồng đi tha hương cầu thực để lại Hồng ở lại trước sự ghẻ lạnh của hàng xóm. Dù hoàn cảnh của đứa cháu đáng thương như vậy nhưng bà cô của Hồng không hề yêu thương cậu. Mặc dù là cô ruột nhưng bà ta không hề thương Hồng mà luôn cố ý chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.

Một lần, trong cuộc trò chuyện với bà cô, chú bé Hồng đã rất đau khổ khi người cô nói đến mẹ của mình. Hồng biết rằng sau lời nói tươi cười quan tâm đó người cô không hề có ý tốt nào cả. Khi cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? Hồng chỉ rớt nước mắt nhớ đến mẹ. Hồng nhớ đến gương mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ. Biết được ý nghĩ xấu xa của cô mình Hồng đã trả lời: “Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào Mợ cháu cũng về”. Khi cô người nói với giọng ngọt sớt: “Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu”, lòng cậu thắt lại, khóe mắt cay cay. Hồng thương mẹ vất vả, lam lũ. Người cô nói tiếp "vào mà bắt mợ mày mua sắm quần áo cho và thăm “em bé” chứ”. Hai tiếng “em bé” kéo dài khiến nước mắt Hồng chảy ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc. Khi người cô tươi cười kể về người mẹ đáng thương của mình thì cổ họng Hồng như nghẹn ứ lại khóc không ra tiếng. Cậu ước rằng giá như những cổ tục đang đày đọa mẹ cậu kia là những hòn đá hay mẩu thủy tinh thì cậu sẽ vồ ngay đến mà cắn, mà nhai mà nghiến, cho kì vụn nát. Trong cuộc trò chuyện này, ta thấy Hồng đã bộc lộ tình yêu thương mẹ, thương mẹ vất vả, nhớ về người mẹ đáng thương của mình.

Tình cảm mãnh liệt của chú bé được biểu hiện cụ thể khi ngồi trong lòng mẹ. Đó là buổi tan học, thấy dáng dấp của người phụ nữ đang ngồi trên xích lô giống mẹ mình. Hồng đã chạy và đuổi theo mẹ gọi: “Mợ ơi! Mợ ơi!..” Khuôn mặt Hồng lúc đó trán ướt đẫm mồ hôi, Hồng ríu cả chân lại nhảy lên và khóc nức nở. Lúc này, khi được ngồi trong lòng mẹ, Hồng đã sung sướng vô cùng ngắm kĩ gương mặt mẹ “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Hồng cảm nhận được sự ấm áp mà bấy lâu nay cậu không thấy. Hồng sung sướng vô cùng và quên đi những lời nói cay độc của bà cô.

Nguyên Hồng đã xây dựng hình tượng chú bé Hồng chịu những khổ đau tủi cực những xen lẫn với bao hạnh phúc khi ngồi trong lòng mẹ. Chúng ta cảm phục Hồng khi đã quên được những định kiến về mẹ của mình để hưởng được hạnh phúc trọn vẹn khi ngồi trong lòng mẹ.

.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm