Viết đoạn văn ngắn thuyết minh về nhà văn Nam Cao

2 câu trả lời

Nam Cao (1915/1917- 28 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20 . Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù,Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh "Thúy Rư". Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.

Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.

Phát xít Nhật thâm nhập Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ như : Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn...

Em tham khảo đoạn văn sau nhé:

Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng  Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học. Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ. Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may. Khi trở ra Bắc ông dạy học tại Hà Nội. Con người Nam Cao nhìn bền ngoài có vẻ lạnh lùng, ít nói ( ông tự giễu mình là có "cái mặt không chơi được"), nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu tình yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những con người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ. Ông quan niệm không có tình yêu thương đồng loại thì không đáng gọi là con người (Đời thừa). Đó chính là một trong những lí do dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh" và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...