Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm và lão hạc ( Khôq lấy bài trên mạng ạ )

2 câu trả lời

* Cô bé bán diêm:

         " Nhân vật cô bé bán diêm" được tác giả An-đéc-xen miêu tả chân thực và sinh động qua văn bản cùng tên. Cô bé bán diêm là một em bé mồ côi mẹ, bà mất, nhà nghèo, sống chui rúc trong một xó tối tăm cùng với người cha tàn nhẫn và em phải đi bán diêm kiếm sống, luôn bị người cha đánh đập chửi rủa. Qua đó, chúng ta co thể thấy được hoàn cảnh của cô bé thật đáng thương biết bao. Trong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi tráng xóa các con phố và cái lạnh cắt da cắt thịt, cô bé đầu trần, chân đất phải đi bán diêm. Những căn nhà sáng rực ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay thì ngược lại với khung cảnh đó là hình ảnh cô bé dò dẫm đi trong đêm tối với cái bụng đói cả ngày. Trước khi còn mẹ và bà thì cô được sống trong một ngôi nhà xinh xắn, ấm cúng còn bây giờ cô phải sống trong căn gác tồi tàn. Có thể nói, hình ảnh cô bé thật nhỏ nhoi, đơn độc và rất đáng thương. Qua các lần quẹt diêm của cô bé, ta có thể thấy được khát khao được sống trong hạnh phúc của cô bé . Cô đã chết giữ những que diêm , đáng yêu như một tiểu thiên thần đang ngủ. Giá như lúc đó có ai mua cho cô dù chỉ một bao diêm thì cô sẽ không chết vì đói và giá rét.

* Nhân vật lão Hạc :

          " Nhân vật lão Hạc" được tác giả Nam Cao khắc họa rõ nét qua văn bản cùng tên. Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất, con trai phẫn trí bỏ đi khu đồn điền cao su vì không lấy được vợ và lão chỉ có con chó làm bạn .Sau trận ốm 2 tháng 18 ngày,  trận bão tàn phá hết hoa màu, làm nghề mất vé sợi, giá gạo tăng cao làm cho gia cảnh laoc đã nghèo khổ nây còn nghèo khổ hơn. Lão là một người nông dân rất lương thiện. Lão rất yêu quý câu Vàng, lão rất đau đớn, day dứt, dằn vặt, khi phải bản cậu Vàng, rất ân hận khi nghĩ mình già bằng này tuổi đầu rồi mà còn chót lừa một còn chó. Và lão còn là một người yêu thương con sâu sắc. Tự trách mình vì ko làm tròn được bổn phận của người cha. Lão yêu quý cậu Vàng-kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại,thường xuyên trò chuyện với câu Vàng để nguôi đi nỗi nhớ con trai. Lão đã tự lựa chọn cho mình cái chết để ko tiêu lạm vào số tiền và mảnh vườn dành cho con trai. Không những vậy lão còn là người có lòng tự trọng đáng kính. Lão từ chối tất cả sự giúp đỡ của mọi người đặc biệt là ông Giáo. Nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn và số tiền để làm ma chay cho lão khi lão chết. Để làm nổi bật nhân vật lão Hạc tác giả Nam Cao đã kể truyện một cách vô cùng tự nhiên, hấp dẫn.

Bạn tham khảo nha

Một trong những nhà văn gắn liền tuổi thơ với trẻ em toàn thế giới mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-dec-xen. Và chắc hẳn trong chúng ta đều nhớ đến hình ảnh cô bé bán diêm, dường như khắc sau tấm trí mỗi người. Cô bé bán diêm nhưng chất chứa trong nhân vật ấy là những bài học đầy giá trị về cuộc sống và con người.

Nhân vật cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. nhà văn dựa vào đó mà truyền tải những thông điệp về cuộc sống đến người đọc

Nhà văn đã thành công khi xây dựng nên nhân vật điển hình cùng với bối cảnh trong tác phẩm một cách rất sinh động. Đó là hình ảnh ám ảnh về một cô bé tội nghiệp không nơi nương tự trong bầu không khí giá lạnh cắt da giữa đường phố tuyết, và càng cô độc hơn khi cô được đặt cạnh bầu không khí sum vầy của các gia đình.

Trong không gian "Mọi nhà đều sang rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay" ấy thì cô bé bán diêm lại hồi tưởng lại những ngày sống trong quá khứ, khoảng thời gian bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc. Và cuộc sống ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống hiện tại em trải qua, cuộc sống với người cha đầy sự tối tăm và mùi của địa ngục. Dù lạnh đấy, đói đấy em rất muốn về nhà nhưng lại sợ bị cha đánh đòn vì chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé hiện lên với đầy sự trẻ thơ nhưng sớm sống trong cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Chính thực tại đối lập ấy khiến em càng khao khát mãnh liệt một sự sum vầy đầm ấm trong những ngày đông : "chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm để sưởi ấm cho đỡ buốt nhỉ". Đối với ta đó chỉ một ước mơ nhỏ nhoi giữa chốn phồn hoa đô thị ngoài kia, nhưng chính chi tiết ấy cũng đủ để lấy đi nước mắt vì xót xa cho một đứa trẻ thơ mà bất hạnh. Và em đánh liều quẹt một que diêm "lúc đầu xanh lam,dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sang chói trông đến vui mắt", thứ ánh sang nhỏ nhoi ấy làm em hạnh phúc phần nào. Nhưng sự khắc nghiệt của cái giá lạnh đã dập tắt đi ngọn lửa nhỏ đó.

Em tiếp tục quẹt que thứ hai với ước muốn có cuộc sống ấm no. khung cảnh "hàng ngọn lửa nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng" hiện lên tươi đẹp nhưng vẫn bị thời tiết kia làm lụi tàn mất.

Chỉ là một ngọn lửa bé nhỏ để sưởi ấm, chỉ là một chút ước mơ bé nhỏ để cuộc đời em có chút hi vọng nhưng tất cả đều bị chính môi trường bên ngoài, xã hội ngoài kia cùng với cái xô bồ...tất cả đã nhẫn tâm mà tước đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. thật xót thương cho số phận trẻ thơ sớm đã phải lớn, sớm phải chịu cảnh đày đọa của cuộc sống. và cuối cùng thì em chỉ muốn được tin tưởng dựa dẫm vào chính người bà tin yêu đã mất của mình. Que diêm thứ ba xuất hiện chính là hình ảnh người bà cùng cánh tay đang chào đón em. Và em đã đi cùng bà về một miền của sự hạnh phúc, đi để không phải bị cuộc đời này vùi dập nữa. đó chính là giây phút em từ giã trần đời, nhà văn An-dec-xen đã nhân hóa, phóng đại hóa cái chết của em cũng chính là tấm lòng xót thương, xúc động, tình cảm thương mến dành cho em, dành cho bao đứa trẻ thơ bất hạnh ngoài cuộc đời kia nữa.

Bằng lối viết văn rất giản dị, ngôn ngữ trong sang mà nhà văn thiếu nhi An-dec-xen đã xây dựng thành công nhân vật cô bé bán diêm với tất cả niềm xót thương, yêu mến. Qua đó ta thêm hiểu hơn, biết trân trọng hơn về hạnh phúc dành cho con trẻ ngày nay.