Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người nông dân trong xã hội phong kiến

2 câu trả lời

Vẻ đẹp nhân cách cùng số phận bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ được thể hiện rất rõ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao. Thật vậy, cuộc đời của họ đã được tái hiện rất chân thực và thành công trong hai trích đoạn trên. Về vẻ đẹp, cả nhân vật lão Hạc và chị Dậu đều là những người rất giàu tình yêu thương. Chị Dậu là người vợ có tình yêu thương chồng tha thiết, điều này được thể hiện rất rõ qua từng cử chỉ chị chăm sóc người chồng đau ốm: bước rón rén, nấu cháo cho chồng ăn,... Không những vậy, tình yêu thương chồng tha thiết chính là động lực và nguồn sức mạnh để một người nông dân thấp cổ bé họng như chị dám đứng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Vì chồng, chị nhún nhường để cầu xin chúng tha cho chồng chị; nhưng về sau khi chúng nhất định mang chồng chị đi đánh trói, chị đã lăn xả đánh lại bọn chúng để bảo vệ chồng đến cùng. Cũng như chị Dậu, lão Hạc là người rất yêu thương con trai mình. Thương con trai vì không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi đồn điền cao su, lão đã chăm sóc tử tế cho kỷ vật con lão để lại: cậu Vàng. Càng thương con bao nhiêu, lão càng chấp nhận sống cuộc đời khổ sở bấy nhiêu: ăn củ ráy, sung luộc, rau má,...Tận cùng của bế tắc nghèo khổ, lão đã chọn cách tự tử để bảo toàn tài sản cho con trai trở về và nhờ ông giáo trông coi mảnh đất mà anh con trai sẽ thừa kế. Tiếp theo, chúng ta có thể thấy, nếu như chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần phản kháng mạnh mẽ thì lão Hạc là người tìm đến cái chết để không bị tha hóa. Đối lập lại với cai lệ và người nhà lí trưởng là những kẻ có sức vóc và được pháp luật bảo vệ, chị Dậu là người phụ nữ thấp cổ bé họng, là trụ cột của một gia đình; thế nhưng khi bị dồn vào tận cùng bế tắc, chị đã chống lại bọn chúng, đây chính là sự đấu tranh cho công bằng, cho sự phản kháng của chị. Còn lão Hạc đã tìm đến bả chó để tự vẫn; như một sự tự trừng phạt lương tâm và để kết thúc tháng ngày đói kém tuyệt vọng chứ quyết không đi theo vết xe đổ của Binh Tư. Về số phận người nông dân trước Cách mạng tháng tám, đầu tiên chúng ta có thể thấy họ là những con người nghèo khổ. Chị Dậu vì đóng sưu cho chồng mà bán con, bán chó; những đồng sưu thuế ấy đè nặng lên vai người vợ tần tảo như chị. Vì sưu thuế mà anh Dậu bị đánh trói ở đình, nhà chị Dậu rơi vào cảnh khốn khó. Còn lão Hạc, vì nghèo mà phải bán người bạn thân nhất là cậu Vàng rồi kết thúc bằng cái chết đau đớn ám ảnh. Thứ hai trong số phận người nông dân xưa là họ đều bị dồn vào bế tắc cuộc sống. Chị Dậu bị áp bức đến mức dám đánh lại người nhà quan còn lão Hạc thì bế tắc đến mức phải chết bằng bả chó. Tóm lại, người nông dân trong xã hội cũ tuy có số phận đau khổ nhưng nhân cách thanh cao, tốt đẹp, giàu lòng yêu thương. 

 Hình tượng người nông dân là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam từ xưa tớii nay.Trong xã hội cũ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao. Họ phải làm lụng vất vả, lam lũ như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc,…

“Nước non lận đận một mìnhThân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

 Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài; “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nỗi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đổ:

“Ai làm cho bể kia đầy,Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”

 Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó. Như vậy ta thấy người nông dân trong xã hội xưa là những con người khốn cùng. Họ sống dưới đáy xã hội với cuộc sống lam lũ khổ cực, dù học có than khóc đến đâu cũng chẳng ai nghe, chẳng ai đoái hoài đến. Xót xa làm sao!