Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ con hổ trong đoạn 2? (Nhớ rừng)

1 câu trả lời

Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh đã vẽ nên bức tranh bình dị, mộc mạc nhưng không kém phần tươi sáng và đẹp đẽ. Những hình ảnh “trời trong”, “gió nhẹ”, “sớm mai hồng” mở ra cảnh tượng buổi sáng bình minh trong trẻo, nhuốm nắng ban mai, bầu trời cao rộng; thích hợp để bắt đầu cuộc hành trình cho ngày mới. Những thanh niên trai tráng khoẻ khoắn, mạnh mẽ đang “bơi thuyền đi đánh cá”. Hình ảnh sinh động của chiếc thuyền được so sánh như con tuấn mã cùng các động từ: hăng, phăng, vượt; diễn tả khí thế xông pha, sức sống mạnh mẽ của con thuyền. Trong tiếng sóng vỗ bao la, dạt dào ngoài khơi xa, cánh buồm căng gío biển như một sinh thể biết “rướn thân trắng” để “thâu góp gió”, vươn mình tiến về phía trước. Những cánh buồm đó qua câu thơ của đứa con làng biển - tác giả - là cả một biểu tượng cho linh hồn quê hương, thiêng liêng, cao cả, đại diện và luôn hiện hữu trong lao động của người dân làm nghề chài lưới. Cùng nghệ thuật: so sánh, liên tưởng, nhân hoá, khung cảnh của biển, của gió, của sóng, của con người nơi đây, cả chiếc thuyền chỉ trong một buổi sáng đã nói lên nhịp sống rộn rã, tấp nập nhưng thanh bình. Tế Hanh đã gửi gắm đầy đủ tình cảm trìu mến, hi vọng mưu sinh, tâm hồn thiết tha gắn bó của người dân vào từng câu thơ; tất cả đã mong muốn và hứa hẹn một ngày lao động thuận lợi, có kết quả tốt đẹp.