Viết đoạn văn lí giải tại sao nói chiếc lá cuối cùng là một bức thông điệp xanh trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và nêu tác dụng ( 10-15 dòng) * giúp mk nhé mk cần gấp

2 câu trả lời

 Chiếc lá cuối cùng có thể coi là bức họa kiệt tác nhất trong cuộc đời cầm cọ vẽ của ông họa sĩ già mang tên Bơ-men. Nhìn ở một góc độ nào đó, ta có thể thấy " Chiếc lá cuối cùng chính là một bức thông điệp xanh " . Vì sao lại như vậy ? Bởi vì chiếc lá ấy chính là sản phẩm hội họa mà ông họa sĩ đã dùng công sức, tâm huyết và tình yêu thương của mình gửi tặng vào thiên nhiên. Và đặc biệt hơn, nó đã kiên cường vượt qua giông tố của đêm mưa bõa đầy dữ dội và khắc nghiệt để bám trụ trên cây và trở thành động lực để Giôn- xi tiếp tục sống và hi vọng vào cuộc đời. Nó đã cứu sống và lay tỉnh tâm hồn yếu ớt đang muốn buông xuôi, phó mặc cho số phận của Gion-xi. Có lẽ, nếu không có ự xuất hiện của chiếc lá ấy, chắc giwof đây Gion- xi đã mãi xa lìa nhân thế. Nhưng may mắn làm sao, khi cô họa sĩ trẻ đang bi quan và tuyệt vọng nhất thì ông họa sĩ đã xuất hiện và chứng kiến hết điều này. Ông thấy mình cần làm gì đó cho cô gái. Thế là với tất cả tình yêu thương và sự quý trọng, ông họa sĩ Bơ-men đã không ngại mưa to, gió lớn, bất chấp cả tính mạng của mình để vẽ và hoàn thành kiệt tác chiếc lá trong đêm đông giá  rét.  Và cũng chính trong đêm ấy, chiếc lá ra đời cứu sống tâm hồn tàn lụi của Gion-xi nhưng cướp đi tính mạng của ông lão. Có thể nói, chính tình yêu thương của ông họa sĩ với cô gái trẻ Giôn-xi đã cứu sống và bảo toàn tính mạng cho cô gái. Qua đây ta cũng nhận ra rằng, nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật vị nhân sinh, nghệ thuật vì con nguwoif và phục vụ cho đời sống con nguwoif.

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh " xa lìa nhân thế " có tác dụng làm giảm nhẹ đi sự nặng nề  khi nghĩ về cái chết của Giôn-xi

mk viết khá dài đó!

“Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm của nhà văn bậc thầy ở Mĩ, nhà văn Ô Hen-ri. Ông tên thật là Uy-liêm Xit-nây Po-tơ. Thuở trẻ, để kiếm sống, ông đã lang thang nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, có lần bị giam giữ trong ba năm. Ông lấy bút danh Ô Hen-ri có lẽ để kỉ niệm một người bạn tốt đã giúp đỡ ông nhiều trorng thời kì này. Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và Khoa học ở Mĩ đã lập một giải thường mang tên Ô Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hàng năm.

“Chiếc lá cuối cùng - bức thông điệp màu xanh” tác giả gửi đến người đọc ca ngợi tình bạn thủy chung cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy yêu thương con người, hãy biết hi sinh vì sự sống của con người. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác, nhưng lại có chung một mối lo lắng: làm sao cứu sống được Giôn-xi khỏi bàn tay lạnh giá của thần chết. Xiu đã phải làm việc rất nhiều, không tiếc sức mình để kiếm tiền mua thuốc, mời bác sĩ, mua thức ăn... để chăm sóc bạn từng li từng tí, từ việc nấu cháo xúp tới việc dỗ dành bạn ăn bằng được. Xiu đúng là một người bạn thủy chung, gian nan hoạn nạn bao giờ cũng có nhau. Nhưng chí như vậy cũng chưa thể cứu được Giôn-xi, cô bị viêm phổi nặng đồng thời lại trong tâm trạng tuyệt vọng, tin rằng mình không thể sống được khi chiếc lá cuối cùng của cái cây kia bên cửa sổ rụng xuống.

Chữa bệnh viêm phổi, y học có thể làm được, nhưng chữa tâm trạng tuyệt vọng, bác sĩ cũng bó tay. Bằng sự nhạy cảm của một người giàu lòng nhân ái. bác Bơ-men đã nhận ra chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa Giôn-xi trở lại với cuộc sống. Bằng tài năng, bác đã vẽ nên bức kiệt tác của mình - cũng chính là bức tranh cuối cùng - để mang lại cho Giôn-xi niềm tin yêu vào cuộc sống. Cả hai con người ấy, Xiu và Bơ-men tượng trưng cho lòng nhân đạo cao cả, cho tình yêu thương giữa những con người với nhau. Nhưng thông qua bức vẽ cuối cùng gắn liền với sự hi sinh thầm lặng của Bơ-men, tác giả còn muốn nói tới một vấn đề nữa: mục đích của nghệ thuật, ý nghĩa cao quý của nghệ thuật. Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ-men luôn thất bại, chưa bao giờ ngòi bút của tác giả chạm tới tà áo của nàng nghệ thuật. Nhưng đến phút cuối cùng, khi không định làm nghệ thuật, nhưng vì mục đích giành lại sự sống cho một người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong một hoàn cảnh khác thường: đêm đông, gió lạnh, tuyết rơi, một mình với chiếc đèn bão trên một chiếc thang chênh vênh. Tác phẩm của bác trở nên bất tử vì nó hiện hình trong sự sống của một con người và biết đâu, sự sống của một tài năng.

Cốt truyện của “Chiếc lá cuối cùng“ thật đơn giản. Câu chuyện sống được không chỉ vì ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của nó, mà còn vì ngòi bút dựng truyện, khắc hoạ nhân vật đầy tài năng của tác giả. về mặt kết cấu, ông đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc. Trong truyện, lần thứ nhất là khi Giôn-xi đi đến trạng thái tuyệt vọng, buông thả mọi ý chí, phó mặc cho thần chết đưa lưỡi hái ra cắt đứt đời mình. Cô đã đoán chắc với Xiu “Khi chiếc lá lìa cành thì chắc chắn em cũng lìa đời”. Cô diễn tả tâm trạng của mình trong sự tuyệt vọng “chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi củng làm em chán lắm rồi Em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và lướt xuống lướt xuống, hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó”. Người đọc cảm thấy nghẹt thở tưởng như vô phương cứu chữa trước một con người không còn một tơ vương nào vào cuộc sống. Nhưng kì diệu thay, chiếc lá cuối cùng không rụng. Nó còn đó mãi mãi như sự bất tử của cuộc đời. Rồi Giôn-xi bắt đầu bình phục.