viết đoạn văn khoảng 200 chữ theo cách diễn dịch với chủ đề nguyên nhân cái chết của lão hạc

2 câu trả lời

Qua truyện ngắn " Lão Hạc" của Nam Cao, cái chết của lão Hạc thật dữ dội và đau đớn. Lão chết vì ăn miếng bả chó, lão vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão chết vì cuộc sống nghèo túng đã bị dồn vào bước đường cùng, chết còn bởi muốn bảo toàn mảnh vườn cho con về có đất làm ăn và giữ lại 30 đồng nhờ hàng xóm lo ma chay. Có lẽ cái chết cũng là lời xin lỗi của lão hạc đối với cậu vàng vì lỡ lừa nó. Cái chết của lão còn phản ánh được một sự thật đen tối trong xã hội cũ đối với ngừoi nông dân. Cái chết của lão còn cho thấy lão là một ngừoi giàu lòng tự trọng và yêu thương con sâu sắc.

Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã  “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.  Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm.(6)Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt,vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch. Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,…Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
15 giây trước

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn) 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì?

1 lượt xem
2 đáp án
5 phút trước