Viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày hình ảnh người chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ 20 qua bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn"

2 câu trả lời

Dù bị giam cầm nhưng vẫn có những anh hùng ngẩng cao đầu nhìn về tương lai. Có những người bị bắt, bị tra tấn đến chết nhưng vẫn hát những bài hát yêu nước và quan tâm đến đồng bào của mình. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một áng thơ tiêu biểu cho tâm niệm ấy, khẳng định ý chí làm người ở đời là sống có ý tưởng, có hoài bão. Chúng ta nhớ lại nhà lao Côn Đảo trên đảo Côn Lôn, nơi giam cầm nhiều thanh niên cách mạng. Có máu, có nước mắt, và cả khao khát được phá cửa ngục và đối đầu với kẻ thù truyền kiếp. rong xiềng xích Côn Đảo, lời thơ là một giai điệu, là tiếng nói của trái tim anh hùng cách mạng. Giọng văn cao cả và cứng cỏi của bài thơ là ảnh hưởng chủ yếu của bài thơ. Ý tưởng về một người đến trung tâm Nhà lao Côn Lôn ngẩng cao đầu là điều khá tự hào. Dù bị tù đày và lao động khổ sai, anh vẫn “tự hào”. Đập đá tảng là một công việc khó khăn và mệt nhọc đối với người chiến sĩ cách mạng, nhưng đó chẳng qua là một “đứa trẻ”. Người tù đột nhiên trở nên lộng lẫy, to lớn và có kích thước khổng lồ.

$\text{Đọc thử bài này nhaa!}$

$\textit{Làm}$

     Đọc bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh, không ai không khỏi cảm phục trước vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước. Con người ấy với dòng máu nóng của dân tộc Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất nhưng….  Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất. Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang, kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước “gian nan” tầm thường để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Bởi vậy, qua bài thơ, ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu nước, một tâm hồn thanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.

#NguyenTranHuyenTramTramm