Viết đoạn văn kểViết đoạn văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về tình cảm gia đình theo ngôi kể thư nhất lại một kỉ niệm sâu sắc của em về tình cảm gia đình theo ngôi kể thư nhất

2 câu trả lời

Đã có lần, tôi vô lễ với mẹ và tôi nhớ mãi để không bao giờ tái phạm nữa. Tôi còn nhớ như in, đó là một ngày mưa, khi tôi còn là một cậu học sinh lớp Sáu. Tôi đi học về với một vẻ mặt buồn bã. Mẹ rất quan tâm, mẹ hỏi han rất nhiều. Nhưng vi quá bực bội nên tôi đã gắt lên với mẹ: “Con ghét mẹ lắm, mẹ đừng nói nữa!”. Nói rồi tôi bật khóc và chạy lên phòng, đóng sập cửa lại. Tôi khóc rất to, mắt đã đỏ hoe. Chỉ vì thằng bạn thân hiểu nhầm tôi mà chúng tôi cãi nhau to. Cả ngày hôm nay, tôi không có tâm trí nào mà tập trung vào việc học được nữa và hậu quả là tôi đã không làm được bài kiểm tra môn Toán. Nghĩ đến những việc đó, đầu óc tôi lại như phát điên. Tôi nằm bẹp suốt một giờ đồng hồ. Cảm giác cô đơn và lạnh lẽo khiến tôi tỉnh táo hẳn. Tôi nghĩ đến mẹ, nghĩ đến câu mình vừa nói với mẹ. Trời ơi, tôi đã mắc phải một sai lầm lớn! Tại sao mình lại có thể nói vô lễ với người luôn yêu thương, chăm sóc mình được chứ? Tôi ân hận lắm! Chỉ vì bị bạn hiểu lầm mà tôi đã trút giận lên mẹ. Tôi bật dậy, định chạy ra ngoài xin lỗi mẹ thì mẹ tôi đã mở cửa phòng bước vào. Như đoán được suy nghĩ của tôi, mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến và ngồi xuống bên tôi. “Mẹ ơi, con xin lỗi, con sai rồi!”. Tôi nói trong tiếng nấc nghẹn ngào. Mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc tôi rồi nói thật nhẹ nhàng: “Mẹ cũng có lỗi vì đã không thông cảm và hỏi han con”. Tôi rất ân hận vì đã làm mẹ — người tôi luôn yêu thương bấy lâu nay, phải buồn. Chính những lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ âu yếm của mẹ làm tôi thêm day dứt vì lỗi lầm của mình hơn. Tôi đã kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Mẹ đã an ủi và động viên khiến tôi phấn chấn hơn nhiều. Từ lần đó, tôi luôn tự hứa phải suy nghĩ kĩ trước khi nói và không được làm mẹ buồn nữa.

Trả lời :

                   Tham khảo

Mỗi khi về thăm quê tôi lại ra khu vườn của ông nội, lại ngắm cảnh vật và nhớ về ông, người ông mà tôi vô cùng yêu quý và kính trọng. Ông đã ra đi mãi mãi, không còn bên tôi để dõi theo cuộc đời tôi nữa, nhưng hình ảnh của ông thì mãi mãi trong tâm trí tôi.Khi còn sống ông là một người rất cao lớn, bàn tay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, khuôn mặt ông rất nhân từ phúc hậu, luôn nở nụ cười trước niềm vui của con cháu. Ông rất yêu cây nên rất thích trồng cây, cứ hở ra chỗ nào là ông lại trồng cây vào chỗ đó. Vì vậy vườn của ông có rất nhiều cây, cả cây cảnh và cây ăn quả.

Hàng ngày, sau khi đã làm xong việc vặt trong nhà giúp con cháu, ông thường ra vườn cây để chăm sóc, ngắm nghía từng cây. Tuổi già đã đến với ông sau bao khó khăn vất vả của cuộc đời, dường như ông đã có linh cảm không tốt về điều gì đó đến với mình. Một chiều, ông dần tôi ra vườn. Ông chỉ những chiếc là vàng bay bay lìa khỏ cảnh, nói “Đó là ông.” Ông chỉ những chiếc lá xanh non mỡ mang vẫn con trên cây “Đó là cháu”. Tôi hỏi tại sao. Ông đã giải thích cho tôi quy luật của sự sinh tồn,  con người cũng như cây là, khi lá đã già, người đã già sẽ rời khỏi cây, giống như con người rời khỏi cuộc đời, nhường chỗ cho con cháu. Khi đó tôi cũng chưa hiểu hết được những ý nghĩa qua lời nói của ông, mà chỉ mơ hồ, một nét buồn hiện lên trên đôi mắt của ông.Tôi lớn dần trong tình yêu thương và dạy bảo của ông, nhưng tôi không được sống cùng ông vì cha mẹ phải chuyển công tác lên thành phố. Tôi cũng bắt kịp với những phồn hoa nơi phố thị, quen với cuộc sống tập nập và dường như có lúc tôi đã quên ông.Tôi lớn lên, học hành cũng nhiều, ít có thời gian về thăm ông hơn. Mỗi khi về thăm ông, tôi nhận thấy sự già đi trên khuôn mặt ông, nhưng tôi không có nhiều thời gian để chăm sóc ông. Tôi thấy thương ông nhưng vì hoàn cảnh tôi phải tạm biệt ông. Thấy sức khỏe ông giảm sút, tôi nhắc nhở ông hãy giữ gìn sức khỏe. Sức khỏe ông đã thay đổi nhưng ông vẫn chăm sóc vườn cây, vẫn ngày đêm lấy cây làm người bạn.

~ HT ~

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Sau khi Abraham Lincoln được nhân dân cả nước bầu lên làm Tổng thống, ông đã xóa bỏ chế độ nô lệ, mang lại công bằng, tự do cho hàng triệu người dân ở Mỹ. Tuy nhiên, những người chống đối ông vì lợi ích cá nhân đã không cam chịu, nên họ muốn khơi dậy một cuộc nội chiến. Một số viên chức nhà nước thấy vậy rất hoang mang, họ tìm đến Tổng thống Abraham Lincoln vừa mới nhận chức, phàn nàn ông vì đã để diễn ra cuộc nội chiến này. Đáp lại những lời kêu ca trên, Tổng thống kể cho họ nghe câu chuyện sau đây: - Có một người đàn ông nọ trở về nhà trong đêm mưa bão. Ông ta phải lội qua suối nhưng vì trời tối nên chẳng thấy đường. Rồi tia chớp lóe lên trong giây lát soi rõ lối cho ông. Tuy nhiên, theo sau tia chớp là tiếng sấm rền và rồi người đàn ông chỉ biết loay hoay đứng bên bờ suối than trời trách đất tại sao lại có tiếng sấm rền mà không chịu tiếp tục lội qua bờ suối để về nhà. Kể đến đây, Abraham Lincoln nhìn những viên chức kia và hỏi: - Theo quý vị, người đàn ông ấy làm như vậy liệu có về được tới nhà không? Bấy giờ các viên chức mới hiểu Tổng thống cần giải pháp thực tế chứ không phải những lời phàn nàn. Đến đây, Lincoln nói tiếp: - Giống như con gà trống và mặt trời, dù cho gà trống cất tiếng gáy báo hiệu bình minh nhưng chỉ có mặt trời mới xóa tan màn đêm, mang ánh sáng cho muôn loài, chọn gà trống hay chọn mặt trời là tùy quý vị 1. Các viên chức đến thăm Lincoln với mục đích gì? 2. Vì sao Lincoln lại kể câu chuyện trên cho họ? 3.Thông điệp nào từ văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh chị 4. Tác hại của việc thường xuyên than thở, phàn nàn là gì? plaesssssss giúp mik với mik đg cần gấp

7 lượt xem
2 đáp án
7 giờ trước