2 câu trả lời
Thế Lữ (1907 -1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán : làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hóa, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung,... và có hoài bão xây dựng nền sân khấu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.Tác phẩm đã xuất bản : Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936) ; Lê Phong phóng viên (truyện, 1937) ; Mai Hương và Lê Phong (truyện, 1937); Đòn hẹn (truyện, 1939); Gói thuốc lá (truyện, 1940) ; Gió trăng ngàn (truyện, 1941); Trại Bồ Tùng Linh (truyện, 1941) ; Dương Quý Phi (truyện, 1942) ; Thoa (truyện, 1942) ; Truyện tình của anh Mai (truyện vừa, 1953); Tay đại bợm (truyện vừa, 1953). Ngoài ra Thế Lữ viết nhiều kịch bản : Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946) ; Đoàn biệt động (1947) ; Đợi chờ (1949) ; Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952) ; Thế Lữ cũng là dịch giả của nhiều vở kịch của Sếch-xpia, Gớt, Sin-le và Pô-gô-đin,...
Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Thế Lữ:
Thế Lữ có tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Quê ông ở Bắc Ninh và nay thuộc Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới vào năm 1932 - 1945 trong những buổi đầu. Với ngòi bút điêu luyện và trí tưởng tượng phong phú, Thế Lữ đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca, đem lại thắng lợi cho thơ mới. Không chỉ sáng tác thơ, ông còn viết truyện (truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn…). Sau đó, ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu, và đã trở thành một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Vào năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật nhằm đánh dấu cho sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình. Những tác phẩm chính của ông như: Mấy vần thơ , Vàng và máu , Bên đường Thiên lôi , Lê Phong phóng viên ... đã thể hiện rõ được nét bút tài hoa, tinh tế của nhà thơ Thế Lữ.