Viết bài văn thuyết minh về phích nước

2 câu trả lời

Nước là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Và để bảo quản và giữ nước được sạch, người ta sáng tạo ra những chiếc phích nước. Phích nước từ ngày ra đời đã là đồ vật không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày.

Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.

Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.

Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.

Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.

Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.

Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.

Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.

Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.

Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.

Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.

Chúc bạn học tốt. Cho mình câu trả lời hay nhất nha, Cảm ơn

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều đồ dùng thân thuộc và hữu ích. Mỗi đồ dùng đó lại có một vai trò khác nhau. Và chiếc phích nước cũng đóng một vai trò không thể thiếu đối với mỗi gia đình chúng ta. Nó chỉ là một đồ dùng nhỏ, dường như mọi người không hay để ý tới. Nhưng nó lại rất quen thuộc và mang một vai trò thiết yếu trong mỗi gia đình.

Phích nước là tên gọi thông dụng bây giờ. Nhưng để có tên gọi như ngày nay, thì nó đã trải qua thời gian rất lâu để thay đổi. Trước kia với công dụng giữ nhiệt, nó hay được gọi là bình giữ nhiệt hay bình thủy. Hiện nay có rất nhiều loại phích với những xuất xứ khác nhau từ Pháp, Trung Quốc…Theo đó công dụng cũng thay đổi đa dạng không chỉ giữ nhiệt mà còn làm lạnh. Chiếc phích cũng có nhiều hình dáng khác nhau từ cao thấp, cao vừa, loại to, loại nhỏ và thường gắn với dung tích. Loại to dung tích thường là 2,5 lít, loại nhỏ là 0,5 lít.

Đối với cấu tạo thông thường của một phích nước, được cấu tạo theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước ra môi trường bên ngoài. Chiếc phích thường gồm hai bộ phận đó là vỏ phích và ruột phích. Ruột phích chính là bộ phận quan trọng tránh sự truyền nhiệt từ nước ra ngoài. Cấu tạo được làm từ hai lớp thủy tinh dày. Lớp thứ nhất ở môi trường chân không, giúp cản trở nhiệt truyền ra ngoài. Lớp thứ hai giữa vỏ và ruột gọi là lớp thủy tinh được tráng bạc sẽ có tác dụng làm nhiệt hắt trở lại.

Nhìn tổng thể, chiếc phích sẽ nhỏ dần lên đến miệng phích. Với cấu tạo như vậy, giúp cho khả năng truyền nhiệt càng giảm. Với sự hiện đại của ngày nay, thì một chiếc phích với cấu tạo như vậy, có thể giữ nhiệt trong vòng 6 tiếng. Với nhiệt độ 100 độ C thì có thể giữ được đến 70 độ, giúp ích trong việc pha trà, pha cà phê…

Với cấu tạo không mấy phức tạp vì lớp ngoài bảo vệ ruột phích, nhưng thực chất lớp ruột phích này rất dễ vỡ. Vì vậy, khi sử dụng cần phải nhẹ nhàng. Đặc biệt là đối với những chiếc mới mua, trước khi dùng cần phải tráng qua một lớp nước nóng. Lớp nước này để đảm bảo ruột phích được tráng đều, không bị áp suất đột ngột gây vỡ ruột ngay từ lần dùng lần đầu tiên.

Trong suốt quá trình sử dụng, phải thường xuyên vệ sinh phích nước sạch sẽ. Nắp phích phải xoáy thật chặt đảm bảo giữ nhiệt được tốt nhất. Hiện nay, mỗi chiếc phích đều có quai cầm và quai xách. Khi nước đầy phích và cần di chuyển thì nên xách quai còn khi dùng để đổ thì dùng quai cầm.

Từ xa xưa, chiếc phích đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người dân Việt Nam. Từ bác nông dân ra đồng cũng với chiếc phích nước nóng để giải lao pha trà. Cho đến ngày nay, ngay cả ở mỗi cơ quan, cũng có chiếc phích cho riêng mình. Có thể nói, từ lâu nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, đi vào đời sống sinh hoạt con người một cách tự nhiên nhất.