Viết bài văn phân tích Đoạn thơ " Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ " trong bài Tây Tiến

1 câu trả lời

Bạn Tham Khảo

* Dàn ý

A. Mở bài

  - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  - Khái quát nội dung của đoạn thơ

  - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Kỉ niệm đêm liên hoan thắm tình quân dân

- Không khí đêm liên hoan tưng bừng với mà sắc rực rỡ, lộng lẫy: "bừng lên", "hội đuốc hoa", "khèn lên man điệu"; con người duyên dáng: "xiêm áo", "nàng e ấp".

-  Tâm hồn người lính bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người: "Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ".

2. Hình tượng người lính Tây Tiến

- Chân dung người lính được miêu tả chân thực: "đoàn binh không mọc tóc", " xanh màu lá", họ sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn mạnh mẽ "dữ oai hùm".

- Họ là những con người có tâm hồn lãng mạn, trái tim yêu thương "Mắt trừng gửi mộng"/ "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", lấy hình bóng người thương nơi quê nhà làm động lực chiến đấu.

C. Kết bài

 - Đánh giá chung

 - Suy nghĩ của bản thân.

** Bài viết tham khảo

Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… nhưng thành công nhất vẫn là thơ ca. Các tập thơ tiêu biểu của Quang Dũng được bạn đọc biết đến nhiều như “Mây đầu ô”, “Mùa hoa gạo”… Nhưng tên tuổi của Quang Dũng có lẽ đã gắn liền với bài thơ Tây Tiến. Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập “Mây đầu ô” là bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Nhà thơ tự hỏi mình "có thấy" và "có nhớ". Chất tài tử, tài hoa và lãng mạn của những chàng lính chiến được nói đến thật hay trong đêm "hội đuốc hoa". Chữ "kìa" là đại từ để trở từ xa, gợi nhiều ngạc nhiên, tình tứ. Trong ánh lửa đuốc bập bùng, sự xuất hiện những cô gái Mường, cô gái Thái miền Tây Bắc, những cô gái phù-xao Lào trong bộ xiêm áo dân tộc rực rỡ đem đến cho những người lính trẻ đoàn binh Tây Tiến bao niềm vui, tình quân dân thắm thiết. Có tiếng khèn "man điệu" của núi rừng, có khúc nhạc du dương "xây hồn thơ". Có dáng điệu duyên dáng "e ấp" của "nàng", của những "bông hoa rừng" đang múa xòa, đang múa lăm- vông:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ,
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ".

Chữ "bừng" là một nét vẽ có thần. "Bừng" là sáng bừng lên, cháy rực lên từ những ngọn đuốc trong đêm "hội đuốc hoa". Cũng có nghĩa là tưng bừng rộn ràng qua tiếng khèn "man điệu", qua giọng hát tình tứ, mê say của bài dân ca Thái, dân ca Lào.

Phần thứ ba, Quang Dũng đã dựng lên một tượng đài hùng vĩ, bi tráng về đoàn binh Tây Tiến. Đoàn quân luồng rừng đi trong biển sương mù, trong những cồn mây trong màn mưa, vượt qua bao nhiêu núi cao, đèo cao, dốc thẳm, "áo vải chân không đi lùng giặc đánh", bỗng bất ngờ xuất hiện:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm".

Đoạn thơ ghi lại một cách chân thật, hào hùng cái khốc liệt dữ dội của chiến tranh, của một dân tộc quật khởi đứng lên dùng giáo mác, gậy tầm vông chống lại sắt thép quân thù. Hình tượng thơ được đặt trong thế tương phản đối lập để khẳng định chí khí hiên ngang, anh hùng, những tâm hồn với bao mộng mơ tuyệt đẹp. "Đoàn binh không mọc tóc", "quân xanh màu lá", có vẻ tiều tụy, ốm đau vì bệnh sốt rét rừng, nhưng tư thế vô cùng oai phong lẫm liệt: "dữ oai hùm". Cũng là một cách nói truyền thống trong thơ ca dân tộc ngợi ca sức mạnh Việt Nam: "Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu" (Phạm Ngũ Lão), "Tỳ hổ ba quân – Giáo gươm sáng chói" (Trương Hán Siêu), "Sĩ tốt kén tay tì hổ - Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh" (Nguyễn Trãi), … Và những năm đầu kháng chiến chống Pháp, anh bộ đội Cụ Hồ mang sức mạnh Việt Nam từ nghìn xưa ra tận trận với chí khí lẫm liệt, nếm trải biết bao cay đắng ngọt bùi, bao thiếu thốn gian truân, từng đánh những trận đánh đẫm máu giữa rừng sâu. Quang Dũng đã kế thừa một cách sáng tạo thơ ca cổ điển dân tộc để viết nên những vần thơ hòa sảng như vậy.

Hai đoạn thơ trên đây thể hiện cốt cách và bút pháp lãng mạn, hồn thơ tài hoa của Quang Dũng. Nếu "thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp" thì "Tây Tiến" đã cho ta cảm nhận về ấn tượng ấy. "Tây Tiến" đã mang vẻ đẹp độc đáo của một bài thơ viết về người lính - anh bộ đội cụ Hồ những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ hội tụ mọi vẻ đẹp và bản sắc của thơ ca kháng chiến ca ngợi chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Link : https://hoidap247.com/cau-hoi/47105

Câu hỏi trong lớp Xem thêm