Viết BÀI VĂN ngắn giới thiệu chùa hương (khoảng 1 trang hơn 1 trang giấy) Các bn giúp mik vs ạ hôm nay mik cần luôn ạ Ko chép mạng ạ tham khảo thì đc ạ

2 câu trả lời

Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Chùa Hương

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát quần thể di tích chùa Hương.
2. Thân bài:
- Lịch sử hình thành:
+ Xây dựng vào cuối thế kỷ thế kỷ 17
+ Tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bên cạnh sông Đáy.
- Kết cấu kiến trúc:
+ Gồm hàng chục ngôi chùa lớn thờ Phật, nhiều ngôi đền thờ thần, thánh cùng các ngôi đình thờ khác.
+ Lối kiến trúc kết hợp giữa phong cảnh thiên nhiên với hệ thống hang động tự nhiên và các kiến trúc chùa chiền cổ xưa, tạo nên một không gian vừa mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng vừa mang vẻ thoát tục, thiêng liêng chốn cửa Phật.
- Các kiến trúc chính:
+ Chùa Ngoài, tên khác là chùa Trò hay chùa Thiên Trù, bên trong ngôi chùa này có tháp chuông.
+ Trung tâm của khu di tích chính là chùa Hương, hay còn gọi là chùa Trong, chùa Hương tích, đây không phải là ngôi chùa nhân tạo mà nó thực tế là một hang động lớn.
+ Suối Giai Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quynh hay chùa Tuyết Quynh.
- Lễ hội chùa Hương:
+ Là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, bắt đầu từ ngày 6/2 âm lịch hằng năm, kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng âm lịch, trong đó chính thức diễn ra trong khoảng 4 ngày từ ngày 15 đến 18 tháng 2 âm lịch.
+ Gồm phần lễ đơn giản, đậm chất Thiền và phần hội với các hoạt động chèo thuyền vãn cảnh, hát văn, hát chèo,...
- Chùa Hương trong văn học:
+ Di tích chùa Hương và lễ hội chùa Hương đã ăn sâu vào tiềm thức và văn hóa tín ngưỡng tôn sùng đạo phật, đạo giáo và cả nho học của người dân Việt Nam.
+ Với vẻ đẹp hiếm có bởi sự kết hợp tinh tế giữa cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc nhân tạo đã đưa nơi đây trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các văn nhân, thi sĩ xưa và nay.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ cá nhân về quần thể di tích chùa Hương.

Chị cho em dàn ý chi tiết thôi, em tự triển khai thành bài văn hoàn chỉnh nhé :)) Chúc em học tốt!

 

Chắc hẳn ai cũng biết đến Chùa Hương, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán nơi đây là tổ chức lễ hội Chùa Hương. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước nườm nượp đổ về đây vừa cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để chìm đắm trong khung cảnh thần tiên của chùa Hương. Nhân dịp cô giáo cho bài kiểm tra “Thuyết minh về Chùa Hương – danh lam thắng cảnh quê hương em”, em xin giới thiệu để các bạn và các thầy cô về danh lam thắng cảnh nổi tiếng – Là niềm tự hào của quê hương em.

Chùa Hương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam. Chùa nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, Thành phố Hà Nội. Ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVI, nhưng sau nhiều cuộc chiến tranh ác liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ chùa đã bị tàn phá nặng nề năm 1947. Phải đến năm 1988, chùa mới được phục dựng, tu sửa bởi Thượng tọa Thích Viên Thành. Tuy phục dựng được những nét đặc trưng nhất, song diện mạo của Chùa Hương ngày nay vẫn không thể giống hoàn toàn chùa Hương linh thiêng tiên cảnh như ngày xưa.

Để thuyết minh về Chùa Hương ta không thể không nói về cảnh sắc của chùa Hương . Đó là một khung cảnh linh thiêng, lại mang không khí như trên tiên cảnh, thoát tục. Có thể nói Hương Sơn được tạo nên từ bàn tay kì công, khéo léo của con người và sự ban tặng của mẹ thiên nhiên. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Để thăm các chùa trong chùa Hương, người hành hương và khách du lịch thường đi theo các tuyến đường khác nhau. Tuyến chính là từ bến Yến, đi thuyền đến bến Trò. Cũng có thể đi bộ theo con đường ven chân núi. Người đến chùa Hương có đủ già, trẻ, gái, trai, lớn, bé… trên đủ mọi miền Tổ Quốc.

Trên đường từ bến Yến đến bến Trò người ta dừng thuyền ở đền Trình hay Ngũ Nhạc Linh Từ trên núi Ngũ Nhạc. Dù với diện tích không lớn nhưng ngôi đền được tọa lạc dưới bóng của năm ngọn núi nổi tiếng. Đây là ngôi đền thờ một vị thần núi. Trên dòng suối Yến có cây cầu gỗ được gọi tên là Cầu Hội. Từ chân cầu đi vào bên trái có thể đi vò ngôi chùa Thanh sơn trong động núi.

Cuối suối Yến là bến Trò, từ đây đi bộ đến chùa Trò, tức chùa Thiên Trù ( nghĩ là Bếp Trời) còn gọi là chùa Ngoài. Từ bến vào chùa có một nhà bia trong có tấm bia “Thiên Trù tự bị ký” dựng năm Chỉnh Hòa thứ 7 (1686) ghi lại những hoạt động tu sửa của chùa Thiên Trù và chùa Hương Tích. Ngày xưa, chùa được xây khuất trong bốn vách núi, có đến vài chục gian những đã bị tàn phá trong chiến tranh. Nam Thiên môn được xây dựng dưới triều vua Gia Long(1809) cũng bị phá hủy. Ở đây còn có Thiên Thủy Tháp là một mỏm đá mọc ngược thành một cây tháp thiên tọa, nước mua trên núi theo tháp chảy xuống. Nam 1986, chùa Thiên Trù đã được phục hưng lại gác chuông và đến năm 1989 thì xây xong nhà Tam bảo hai tầng theo kiểm chữ “Đinh”. Đầu năm 1994, chùa đã xây dựng lại Nam Thiên Môn theo nguyên mẫu.

Gần chùa Thiên Trù là núi Tiên, có chùa Tiên trong hang. Trong chùa có năm pho tượng phật bằng đá do những người thợ đá ở Kiện Khê (Hà Nam) đục năm 1907 dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện đã đắc đạo thành Quan Thế Âm Bồ Tát ở Hương Sơn.

Giữa đường từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích là chùa Giải Oan. Ở đây có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích. Cách đó không xa, du khách bước chân đến núi Chấn song để thăm viếng đền Vông thờ Mẫu Thượng Ngàn.