Viết bài văn đóng vai người chứng kiến cuộc đối thoại giữa bà cô và chú bé hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ".

2 câu trả lời

Từ khi tôi - một người đi đường năm ấy biết về tác giả Nguyên Hồng với hồi ký "Những ngày thơ ấu", tôi lại nhớ đến cái em bé tên Hồng - con thầy cai nào đó trong cái xóm Hàng Cau, tôi lại nhớ đến thêm cái chuyện mà Hồng nói với bà cô của em. Sau đây, tôi sẽ kể câu chuyện ấy:

Như lúc đầu tôi đã kể, tôi là người đi đường một cách tình cờ. Hôm đó tôi đi chợ, thấy bóng dáng em ở ngoài cửa nhà thầy cai. Trông bóng dáng ấy nhỏ bé, không như lúc đã trở thành một nhà văn nổi tiếng, lúc nào cũng cắm cúi viết văn bên cái đèn cũ kĩ. Bỗng cô Hồng gọi em đến bên, cuời hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không?

Tôi hiểu cái bộ mặt của bà ta: tươi cười rạng rỡ nhưng ẩn chứa cái cay độc và cả cái giọng nói ngọt của bà ta.

Hồng cũng đã cuời đáp lại bà cô:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Tôi thừa biết em hiểu bà cô đó đang đổ xô những hoài nghi vào trí óc của mình để khinh miệt và ruồng rẫy mẹ của em. 

Cô Hồng hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?

Tôi nhìn rõ đôi mắt long lanh của bà nhìn chòng chọc vào em. Em im lặng, cúi đầu. Tôi hiểu lòng em như mất một khúc ruột, hai mắt em đã cay cay. Bà cô liền vỗ vai Hồng, cười mà nói rằng:

- Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa và thăm em bé chứ.

Nước mắt Hồng đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ. Hai tiếng "em bé" đã cắt đi của em thêm khúc ruột nữa.

Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi bà cô:

- Sao cô biết mợ con có con?

Bà cô vẫn cứ tươi tắn kể các chuyện cho Hồng. Tôi nghe thấy bà kể: Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đó qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Thấy thế thương tình toan gọi hỏi thì mẹ của em vội quay đi, lấy nón che...

Bà cô bỗng đổi giọng, lại vỗ vai em, nghiêm nghị:

- Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nội xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi sao?

Bà ta tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? 

Tôi thấy thương em lắm. Một em bé nghèo trong tương lai trở thành một nhà văn mà cũng bị bao nhiêu nỗi đau từ xã hội cũ sao. Một cuộc sống đúng là bế tắc. Nhưng tình yêu thương của người mẹ của Hồng đã che lấp đi nỗi đau lớn nhất trong em, dù sao cậu bé nghèo đó cũng có một tâm hồn...

Trong suốt cuộc đời viết văn của mình, nhà văn Nguyên Hồng đã gặt hái được rất nhiều thành công. Nhưng chính bởi tác phẩm "Những ngày thơ ấu" viết khi ông tròn 18 tuổi, đã đưa ông bước vào làng văn một cách chững chạc và quả quyết. Tác phẩm chính là một tập hồi kí về cuộc đời đầy đau khổ, sóng gió của nhà văn.

Bằng cách dẫn truyện tài tình, tác giả đưa ta đến với gia đình bé Hồng, một gia đình rất giàu có. Bằng chứng là vào ngày sinh của chú bé, rất nhiều vị có máu mặt đến chúc mừng. Đồ lề, đồ mừng chật ních cả nhà. Tường rằng bé Hồng sẽ mãi sống trong cảnh giàu sang, sung sướng, nhưng ngờ đâu cuộc đời em chìm ngập trong đau thương, khổ ải. Có lẽ bất hạnh lớn nhất đối với Hồng là việc cha mẹ em lấy nhau chỉ vì ép buộc, không có hạnh phúc. "Sự trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu rõ rệt và thấm thía ngay từ năm tôi lên bảy, lên tám ". Chính em cũng phải nói thế là gì! Còn cay đắng, xót xa nào hơn khi đứa con biết "người mẹ thỉnh thoảng lại mỉm những nụ cười êm ấm, dịu dàng" nhưng trong lòng thì "luôn luôn giá buốt, đau đớn, phiền muộn". Trong cuộc sống từ bé của Hồng, tình cảm gia đình đã có cái gì đó gượng ép, cha mẹ sống với nhau mà hầu như không có tình cảm, tất cả chỉ vì đứa con chung, chính là Hồng. Và cũng ngay từ bé, Hồng đã nghe những lời đồn không mấy tốt đẹp về mẹ. Việc mẹ đẻ em Quế với ông cai H chứ không phải với thầy, v.v..