Viết 1 nhật kíveef 1 kia ức tuyệt đẹp trong những ngày tết nguyên đán

1 câu trả lời

                                                                                                                                                           Cuối tháng chạp, tiết trời se lạnh, thi thoảng lất phất vài cơn mưa phùn. 3 chị em chúng tôi lại thi nhau dọn dẹp nhà cửa. Công việc rộn ràng, hổi hả cứ như chỉ còn 1 tiếng nữa là tết tới nơi rồi.
Lúc bé tôi không định nghĩa được như thế nào Tết, chỉ biết rất thích Tết, bởi Tết tôi, các em và mấy đứa trẻ trong xóm của tôi có áo quần mới, dép mới để mang, được thỏa thích ăn kẹo, ăn mứt và sướng nhất vẫn là chẳng cần phải học bài. Đúng là những đứa trẻ thật, suy nghĩ vô tư, hồn nhiên. Cách Tết 1 tháng, tôi đã ngồi đếm từng ngày, cái cách đếm chỉ còn 29 ngày nữa là Tết, còn 28 ngày nữa là Tết, còn 27 ngày nữa là Tết...cứ thế, cứ thế mong chờ Tết cho đến tận ngày 30.
Xóm của tôi ở rất nghèo, từ ngày tôi sinh ra cho đến lúc tôi 13 tuổi, tôi không thấy nhà nào mua cây đào, cây mai, cây quất như trong ti vi cả. Thay vào đó, người người nhà nhà lại trang trí Tết bằng những cây hoa giả. 3 chị em chúng tôi cũng rất háo hức trong việc trang trí nhà cửa. Bé Nhung- đứa em gái sau tôi rất khéo tay, đảm nhận việc cắt hoa từ những tờ giấy màu thủ công, còn thằng Khải -con trai thì được tôi giao nhiệm vụ cho việc đi kiếm cành cây để gắn hoa vào. Sau 1 buổi sáng, loay hoay hì hục, 3 chị em chúng tôi cũng hoàn thiện xong cây hoa giả, thân cây được em tôi chặt từ cây mơc đã rụng lá trơ trụi, hoa thì đủ màu sắc, không biết gọi là hoa mai hay đào, vì có bông thì bé Nhung cắt 4 cánh, có bông cắt 5 cánh, bông thì màu hồng, bông thì màu đỏ, bông màu vàng và có cả những bông hoa màu xanh. 3 chị em chí chóe cãi nhau râm ran nên xem đặt tên hoa là gì. Không thống nhất được, tôi chạy vào hỏi mẹ. Mẹ đang bắc nồi bánh chưng trong bếp nghe chúng tôi tranh cãi nhau, mẹ cũng lấy làm buồn cười. Không biết cây hoa giấy đó có đẹp hay không nhưng nghe mẹ khen “đẹp hè”, tôi cũng lấy làm vui hẳn. Mẹ bảo vì hoa có nhiều màu nên cứ đặt tên là hoa ngũ sắc đi. Lúc đó mới 13 tuổi, tôi không hiểu lắm về từ ngũ sắc, nhưng nghe hay hay, sang chảnh lạ lùng thế là cứ gọi hoa ngũ sắc. Cây hoa được cột trên cửa sổ, nơi có đặt bàn để tiếp khách, tôi chọn trang trí ở đó thì vì Tết nhiều người vào ngồi bàn này uống nước, ăn kẹo, thể nào cũng có người khen khéo tay hè.
Tôi còn nhớ, cứ sáng ba mươi Tết, căn nhà nhỏ của tôi lại rộn rã tiếng nói cười. Mẹ đi chợ mua về bao nhiều là đồ, nào: hoa quả, bánh kẹo, áo quần mới và cả những nguyên liệu để chuẩn bị cho bữa cơm cúng 30 Tết.
Ba tôi thì đang loay hoay đun nồi nước thật to để mổ lợn. Con lợn còi, mẹ nuôi 2 năm mãi không thấy lớn nên ba tôi quyết định mổ để ăn Tết. Hàng xóm thỉnh thoảng, chạy qua chạy lại xem nhà tôi chuẩn bị Tết đến đâu rồi.
Trong ký ức tuổi thơ tôi, ngày ba mươi tết thực sự là một ngày hội của đại gia đình. Trong cái ngày hội ấy, ai ai cũng tất bật và bận rộn, những khuôn mặt luôn rạng ngời và ánh lên một niềm vui khó tả. Lũ trẻ chúng tôi chạy loăng quăng khắp nhà, khi thì ngó vào bếp hít hà thật lâu mùi thơm của món ăn mẹ nấu, lúc lại lên lấy áo quần mới ngắm lên ngắm xuống, rồi lại mặc ướm thử vào, vờ chạy qua nhà hàng xóm để xem có ai khen câu nào không.
Năm nào cũng vậy, cứ chiều ba mươi Tết, khi công việc nhà cơ bản đã hoàn tất, mẹ ra vườn hái các loại lá như lá buởi, lá sả, lá kinh giới,.. đun một nồi thật to để cho cả nhà tắm. Mẹ nói tắm gội bằng nước này để gột bỏ những xui xẻo trong năm cũ, đón nhiều điều may mắn trong năm mới. Không biết có thật sự đúng như lời mẹ nói hay không. Nhưng, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn giữ thói quen tắm gội bằng nước lá vào chiều 30 Tết.
 Chiều ba mươi Tết, chúng tôi lại tập trung tại nhà ông Nội, rồi cùng con cháu, anh em trong họ hàng theo ông ra thăm mộ các cụ, dọn dẹp sạch những ngôi mộ và đốt nén hương trầm mời ông bà về ăn Tết. Giữa đất trời bao la, mùi thơm của đất, của mạ non hòa quyện với mùi khói nhang thơm nồng tạo nên một hương vị mùa xuân rất riêng và đầm ấm.
Có lẽ, khoảnh khắc thiêng liêng nhất đó chính là thời khắc giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong giây phút đó, gia đình chúng tôi được đoàn tụ sum vầy bên nhau, cùng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến cho ông bà, cha mẹ.
Thời gian cứ thế trôi đi, tôi đã trưởng thành và không còn được đón tết như ngày xưa ấy. Nhưng đó mãi là miền ký ức đẹp gợi cho tôi nhớ về cội nguồn, về những cái Tết và một tuổi thơ êm đềm bên gia đình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm