Viết 1 đoạn văn theo kiểu Quy nạp khoảng 10 câu cảm nhận về 8 câu thơ đầu bài quê hương trong đoạn văn có sử dụng 1 thán từ 1 câu nghi vấn

2 câu trả lời

Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này

Hai câu thơ đầu tiên của bài đã giới thiệu cho ta hiểu về miền quê nhà thơ. Đó là làng quê làm nghề chài lưới và "cách biển nửa ngày sông". Nhà thơ đã cho ta những hình dung cụ thể về những người dân vùng biển cùng công việc lao động vất vả của họ. Đặc biệt, đó còn là bức tranh ra khơi của người ngư dân. Khugn cảnh trời trong, nắng nhẹ đã tiếp bước cho người dân chài nơi đây. Cảnh biển vào bình minh thật đẹp tươi với "Gió nhẹ, nắng mai hồng". Trong bức tranh thiên nhiên ấy, nõi bật lên là hình ảnh của những người trai tráng đi đánh cá. Họ lam lũ nhưng tinh thần khí thế thì luôn hăng say. Hình ảnh con thuyền được so sánh "như con tuấn mã" hiện lên thật uy nghi, đẹp đẽ. Trên con thuyền ấy là khí thế, là sự dũng mãnh của người dân chài làm chủ biển khơi. Họ liệu có sợ sóng to biển động? Có lẽ khí thế, tinh thần ấy đã làm át đi tất cả. Những động từ mạnh như "hăng", "phăng" đã giúp ta cảm nhận được sự mạnh mẽ của đoàn người cùng khí thế hùng tráng trong công cuộc ra khơi. Ôi chao, hình ảnh thật đẹp và lớn lao khi được nhà thơ đặt trong trường liên tưởng giàu sắc thái biểu cảm. Với câu thơ cuối, so sánh, ẩn dụ làm lời thơ thêm muôn phần cảm xúc. Cánh buồm mang vẻ đẹp lãng mạn và thể hiện sự thi vị hóa của thi nhân. Trong cánh buồm căng ấy, ta như cảm nhận được tinh thần, khí thế của con người nơi biển khơi. Tóm lại, với tám câu thơ, Tế Hanh đã cho bạn đọc đến với những khám phá về con người, về công việc lao động của người dân vùng biển.