Viết 1 đoạn văn nói về vụ sào trăng 3 ở thừa thiên Huế

1 câu trả lời

Sau hai vụ sạt lở, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Quân khu 4 đã mở một cuộc tìm kiếm quy mô chưa từng có. Hàng ngàn lượt quân nhân, nhân viên y tế được điều động đến hiện trường. Ngày 14-10, ba mũi tìm kiếm bằng đường bộ, đường không và đường thủy. Nhóm đường bộ tiếp cận trạm bảo vệ rừng 67 - nơi đoàn cứu hộ hy sinh, để tìm kiếm 13 liệt sĩ sau vụ sạt lở tối 13-10.

Máy bay trực thăng của không quân cũng bay thẳng lên thủy điện Rào Trăng 3, khảo sát tình hình và thả lương thực cho nhóm công nhân bị kẹt tại đây. Riêng nhóm cứu hộ đường thủy đã đưa được 19 công nhân cùng một thi thể được tìm thấy từ thủy điện Rào Trăng 3 về TP Huế để sơ cứu những người bị thương.

Sau cuộc tìm kiếm ở trạm 67, tỉnh Thừa Thiên Huế, Quân khu 4 còn tiếp tục triển khai cuộc tìm kiếm 17 công nhân mất tích ở thủy điện Rào Trăng 3 với 7 giai đoạn kéo dài gần một năm trời. Hơn nửa triệu khối đất đá ở khu vực xảy ra sạt lở kéo dài đến tận chân đập thủy điện với chiều dài khoảng 5km đã được đào lên. Từng hốc đá, bãi bồi nghi có người mất tích đều được lật tung kỹ lưỡng. Nhưng chỉ 6 thi thể công nhân được tìm thấy, 11 người còn lại vẫn nằm đâu đó ở Rào Trăng.

Trung tá Hồ Đắc Quốc - phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết mỗi cuộc tìm kiếm, quân đội luôn mời người thân các nạn nhân cùng lên Rào Trăng. "Chúng tôi đáp ứng nguyện vọng của gia đình trong quá trình tìm kiếm thân nhân mất tích. Từng mỏm đá, khe suối được chúng tôi lật tung lên. Có nơi đào lui đào tới tận mấy lần để tìm nạn nhân mất tích, nhưng thật buồn là vẫn còn 11 người chưa thể tìm ra" - ông Quốc trầm giọng.

@namkhang08