Viết 1 đoạn văn 10 câu so sánh về cách sử dụng dẫn chứng trong 2 bài "Hịch tướng sĩ" và "Bình Ngô đại cáo" (có sử dụng 1 câu nghi vấn)

1 câu trả lời

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

   Nguyễn Trãi tên hiệu ức Trai, sinh năm 1380, quê gốc ở xã Chi Ngại (Nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) sau dời đến làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

   Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động: nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh xâm lược. Cha bị bắt, Nguyễn Trãi muốn làm tròn đạo hiếu nhưng nghe lời cha dặn đã quay về báo thù cho nước, rửa nhục cho cha. Bị giam lỏng ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi bỏ trốn tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi dâng Bình Ngô sách. Từ đó, Nguyễn Trãi trở thành quân sư đắc lực của Lê Lợi, đưa cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh giành thắng lợi. Mùa xuân năm 1428, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo – một áng Thiên cổ hùng văn tuyên cáo độc lập dân tộc.

   Chưa kịp thực hiện hoài bão, Nguyễn Trãi bị nghi ngờ rồi bị bắt, bị vô hiệu hóa khiến năm 1439 ông phải xin cáo quan về ẩn dật ở Côn Sơn. Vua Lê Thái Tông lên ngôi lại vời ông ra giúp nưóc. Nguyễn Trãi lại khấp khởi hi vọng những ba năm sau đó, một thảm họa có một không hai trong lịch sử đã xảy ra: Vụ án Lệ Chi Viên (1442) đã khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Năm 1464, Vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã minh oan cho Nguyễn Trãi và tặng ông bảy chữ: “ức trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao khuê).

   Nguyễn Trãi là người thanh khiết bậc nhất trong những người thanh khiết. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước, tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc, văn võ song toàn. Ông đã để lại cho đời sau một di sản to lớn về quân, văn hóa, lịch sử, địa lí, ngoại giao… đặc biệt là sự nghiệp văn học.

   Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là quyển sách có giá trị quân sự, chính trị, ngoại giao. Với chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) những trang văn Nguyễn Trãi quả là “có giá trị hơn mười vạn binh”.

   Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng của Nguyễn Trãi có giá trị lớn về lịch sử; Dư địa chí là tác phẩm địa lí xưa nhất không chỉ có giá trị địa lí mà còn có giá trị lịch sử, dân tộc học.

    Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi mới thật phong phú. Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm có nhiều giá trị, một áng Thiên cổ hùng văn, một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. Cùng với bài Phú núi Chí Linh và Chuyện cù về cụ Băng Hồ, Nguyễn Trãi có tập thơ chữ Hán ức Trai thi tập mà mỗi bài thơ trong đó là một mảnh hồn ức Trai. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi là một dòng thơ tràn đầy tinh thần tự tôn dân tộc. Quốc âm thi tập xứng đáng được coi là tập thơ Nôm tiêu biểu nhất của văn chương Việt Nam suốt hơn 500 năm.

   Tư tưởng bao trùm thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng yêu. nước, thương dân. Với Nguyễn Trãi, yêu nước là thương dân. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”‘, nhân nghĩa lớn nhất với Nguyễn Trãi là làm sao cho dân yên ổn, “khắp nơi không còn tiếng hờn giận, oán. sầu”. Có lẽ Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng phong kiến chú ý tới tầng lớp “lê dân” (dân đen). Ông nhìn thấy sức mạnh “như nước” của dân và mọng muốn cho dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

   Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ văn của mình những tư tưởng triết lí sâu sắc mà giản dị. Đó là kết quả của một đời trải nghiệm, một nhân cách cứng cỏi. thanh khiết: “Công danh deo khổ nhục”, “dại dột có phong lưu”,”có học” mới “nên thợ, nên thầy”‘, “hay làm” mới “no ăn no mặc”…

   Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi, đặc biệt là trong Quốc âm thi tập có một vị trí đặc biệt. Tình yêu thiên nhiên khiến tâm hồn người nghệ sĩ Nguyễn Trãi hòa làm một với cỏ cây tạo vật:

    “Cò nằm hạc lội nên bầu bạn, ủ ấp cùng ta làm cái con”.

   Một con người biết hé cửa “chờ hương quế lọt”, toan “quét hiên lại sợ bóng hoa tan”, đó quả là một người vô cùng tinh tế. Và không chỉ tinh tế, hồn thơ ức Trai cũng thật lãng mạn, tình tứ. Xuân qua hè đến, người thơ bâng khuâng nghĩ đến bàn tay người đẹp: “Tay ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu”, để “thức xuân một điểm nao lòng nhau”. Bài thơ Cây chuối của úc Trai tiên sinh cho đến nay vẫn còn như “Tình thư một bức phong còn kín”, khiến cho thi sĩ bao đời mê say.

   Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi đạt đến trình độ tinh luyện. Văn chính luận giàu nhân nghĩa, tính chiến đấu sắc bén, lập luận khúc chiết, tình và lí tưởng thông kì diệu đạt đến độ chuyên nghiệp mẫu mực. Thơ Nguyễn Trãi là cả một thế giới thẩm mĩ phong phú, đa dạng: vừa cảm hóa vừa trí tuệ, vừa hào hùng vừa lãng mạn bay bổng, vừa sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm lại được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng. Với Nguyễn Trãi, lần đầu tiên tục ngữ, thành ngữ cùng với nhiều hình ảnh dân dã quê hương được đưa vào thơ (bè rau muống, lảnh mùng tơi, vị núc nác,…). Thể lục ngôn xen vào bài thất ngôn là một sáng tạo độc đáo của ngòi bút Nguyễn Trãi.

   Nguyễn Trãi là một nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao thiên tài. Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa, tư tưởng, một nhà văn thơ kiệt xuất. Con người lỗi lạc bậc nhất và cũng là con người có số phận oan khiên bậc nhất trong lịch sử ấy đã trở thành “một ông tiên ở trong tòa ngọc”

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

6 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước