Việt 1 đoạn khoảng 2oo từ nghị luận về vấn đề ngôn ngữ chat trên mxh ngày nay ( mạng xã hội ??

2 câu trả lời

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhiều đến tình hình phát triển của tiếng Việt trong cơ chế thị trường thời mở cửa. Trước sự phát triển năng động của cuộc sống, tiếng Việt buộc phải mở rộng. Việc phát triển vốn từ vựng theo nhiều hướng khác nhau. Tiếng Việt có thể vay mượn, hoặc tổ chức lại những yếu tố đã có để tạo ra từ mới. Hoặc tự sáng tạo ra từ ngữ có nghĩa mới.

Không thể phủ nhận sự đóng góp thiết thực về ngôn ngữ của giới trẻ. Song, nó cũng gây ra những hệ lụy to lớn đối với vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời đại ngày nay. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và mạng Internet, ngôn ngữ “chát” cũng đã ra đời trong giao tiếp của giới trẻ. Ngôn ngữ này, ngày càng phát triển và có những tác động lớn đến tiếng Việt.

Sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt có mặt tích cực đáng kể. Trước hết nó đã đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu giao tiếp hiện nay. Nhất là trong các lĩnh vực hoạt động kinh, xã hội, nghiên cứu khoa học và điều hành xã hội nói chung. Đồng thời, nó làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn.

Cũng không thể phủ nhận rằng, có nhiều từ ngữ mới có yếu tố sáng tạo, chuẩn xác, tinh tế, làm cho tiếng Việt thêm đẹp. Sự phát triển ngôn ngữ trong thời đại mới giúp cho vấn đề giao tiếp trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một lớp từ ngữ mới của thời đại công nghệ thông tin ra đời không dựa trên nguyên tắc cấu thành ngôn ngữ. Nó được sử nhiều trong giới trẻ hiện nay làm mất đi sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.

Ngôn ngữ “chát” là gì?

Ngôn ngữ “chat” là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng xã hội). Ngôn ngữ “chat” phát triển theo trào lưu mạng xã hội đang bùng nổ. Xu hướng này ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet và điện thoại di động ngày càng tăng. Đây là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào cả đời sống xã hội.

Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ “chat” cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được. Tất cả các cuộc tranh cãi đó đều xoay quanh tính tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat đối với tiếng Việt truyền thống và xã hội.

Sự sáng tạo chính là động lực phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cái mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự tăng trưởng “nóng” của từ vựng tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện không ít các yếu tố tiêu cực. Hiện trạng đó dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về vốn từ của tiếng Việt.

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “công dân thời @” hay “tuổi teen”.

Ngôn ngữ “lai căng” được cấu thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học nào. Tất cả được tự tạo ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được sử dụng trên phổ biến các trang điện tử hiện nay. Nó hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong các bạn trẻ. Tiếng Việt hiện đang có sự lai căng, nhí nhố, đánh mất đi trí tuệ, linh hồn và bản sắc dân tộc Việt.

Lướt qua một vài trang mạng xã hội ta dễ bắt gặp những cách trình bày khác lạ của các bạn trẻ. Ta cũng dễ dàng nhận ra quy luật của kiểu ngôn ngữ này.

Trước hết là sự đơn giản hóa ngôn từ giao tiếp: “yêu” viết thành “iu”, “biết” viết thành “bít”, ,…

Kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả cũng là một xu thế hiện nay: “không” viết thành “ko”, “với” viết thành “vs”, “cũng” viết thành “cg”, “quá” viết thành “wá”, “scd” (sao cũng được), “ko hc dì” (không học gì)

Kiểu biến âm theo lối đơn giản hóa từ ngữ: “hỏng biết” viết thành “hẻm biết”, “biết chết liền” viết thành “bít chết liền”, “tình yêu” viết thành “tềnh iu”, ..

Kiểu biến nghĩa vụng về, dung tục: “cùng nhau đi trốn”, “cùi bắp”, “tin vịt”, “báo lá cải”, “chạy mất dép”, “đá đít”, “bốc hơi”, “bó tay.com”,….

Kiểu thành ngữ tối nghĩa: “nhỏ như con thỏ”, “đau khổ như con hổ”, “chán như con gián”, “láo như con cáo”,….

Kiểu chơi chữ Tây-ta: “G92U” là “chúc buổi tối”, “4U” là “cho bạn”, “2” là “chào”, “k” là “nghìn”,…

Từ một vài trường hợp đơn lẻ, ngôn ngữ chát đã gây nên một làn sóng mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng trong giới trẻ. [...]

Chỉ trong vài năm gần đây, cuộc sống và xã hội đã thay đổi rất nhiều. Và giới trẻ đã góp một phần không hề nhỏ vào những thay đổi ấy. Thay đổi của giới trẻ giờ đây không dừng lại ở tóc tai, trang phục, mà đã lan sang cả cách suy nghĩ và cách để diễn đạt những suy nghĩ ấy. Tiếng mẹ đẻ trong sáng đã dần dần được thay thế bằng những ngôn ngữ “xi tyn”. Giới trẻ dùng những từ, những chữ mới sáng tạo ra để chép bài cho nhanh, viết thư cho tiện. Nếu như mục đích ra đời ban đầu của ngôn ngữ teen là để thuận tiện nhắn tin hay “chát chít”, nói chuyện trên mạng thì giờ đây ngôn ngữ ấy trẻ nên rắc rối hơn bao giờ hết. Giới trẻ hiện nay bị khá nhiều lời chỉ trích vì sử dụng thứ ngôn ngữ khó hiểu này. Những người thật sự trưởng thành coi đó là trò vô bổ, không thích giới trẻ sử dụng ngôn ngữ phức tạp ấy. Giới trẻ hiện nay có suy nghĩ rất thoáng về cuộc sống. Sáng tạo ra thứ ngôn ngữ mới đơn giản chỉ là muốn làm cho cuộc sống trở nên thú vị. Họ muốn làm mới mẻ mọi thứ xung quanh, nhìn cuộc sống bằng đôi mắt trẻ trung, đặt tên cho giới trẻ của riêng mình. Ngôn ngữ mà giới trẻ sử dụng phần nào phản ánh tính cách, cá tính của họ.Giới trẻ Việt Nam tiếp thu cách viết nhanh chóng theo những lối tiêu cực. Thậm chí, người trẻ dùng chúng nhiều hơn người sáng tạo ra chúng. Nhưng số lượng người sử dụng ngôn ngữ không tiêu cực là số ít.Cần phải khẳng định lại, ngôn ngữ “xì tin” và mục đích sáng tạo ra nó của giới trẻ là không xấu. Chỉ có cách biến đổi quá nhanh và sử dụng quá nhiều là điều chúng ta cần lưu ý. Sáng tạo, làm cho cuộc sống thú vị hơn là một nét tính cách đáng yêu của thế hệ trẻ. Nhưng đừng vì thế mà đánh mất đi nét đẹp của tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ. Phát huy là tốt nhưng nếu không biết gìn giữ, sẽ có ngày chúng ta đánh mất ngôn ngữ của mình.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm