vieết đv khoảng 10 câu ns lên giá trị nghệ thuật của câu thơ có sd ns giảm ns tránh : "Bác nằm trong giấc gủ bình yên . Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền "

2 câu trả lời

Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

Với biện pháp tu từ nói giảm nói tránh Viễn Phương đã cho ta thấy hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật đẹp. Tuy Bác Hồ đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn sống trong lòng cháu con. Sự ra đi của người là một sự mất mát to lớn đối với toàn đất nước, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân thế giới nói riêng. Tuy vậy bằng biện pháp nói giảm nói tránh, Viễn Phương đã làm giảm đi sự đau đớn, tiếc thương khi Bác ra đi. Bác chỉ là ngủ một giấc ngủ dài, một giấc ngủ bình yên sau bao năm bôn ba, nhọc nhằn giúp cho đất nước thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Thân xác của Bác vẫn luôn tỏa ra ánh sáng dịu hiền xoa dịu con cháu, tiếp cho nhân dân sức mạnh chiến đấu và chiến thắng. Tuy Bác đã trút hơi thở cuối cùng nhưng Bác vẫn luôn sống mãi trong lòng dân tộc. Sự ra đi của Bác thật bình yên và thanh thản như chính Bác đang nghỉ ngơi sau bao năm vất vả bôn ba. Người đã từng là Cha, là Bác, là Anh và vẫn sẽ mãi là Cha, là Bác, là Anh của nhân dân Việt Nam. 

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim 
Khổ thơ diễn tả khoảnh khắc tác giả được đứng chiêm ngưỡng Bác trong lăng. Cảm xúc dồn nén, chất chứa thương yêu đem lại sự lắng sâu về vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở trên, Bác được so sánh với “mặt trời” thì ở khổ này Bác lại được đặt vào ánh sáng “vầng trăng” . Thực ra, vầng trăng này là một liên tưởng sáng tạo của Viễn Phương, bởi lẽ trong lăng nhưng tâm hồn Bác luôn có vầng trăng tri kỷ. Tâm hồn Bác là tâm hồn thi nhân, trăng từng làm bạn với Người trong bao bài thơ khi bị giam cầm, lúc đi kháng chiến… nên giờ đây khi Người vào “giấc ngủ bình yên” thì dường như trăng lại toả sáng cốt cách thi nhân của Bác. Toát lên từ khuôn mặt Bác là vẻ đẹp mà tác giả cảm nhận như giấc ngủ bình yên, giấc ngủ của con người thanh thản vì đã làm tròn sứ mệnh với dân tộc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình. Câu thơ gợi cảm giác nghiêm trang, đến lúc đó mới cảm thấy nỗi đau mất mát. Tác giả nghĩ về “trời xanh” cũng có nghĩa là nghĩ đến thời điểm đất nước thanh bình, nhưng cũng là cách ẩn dụ nói về con người Bác đã hoà nhập vào vũ trụ vĩnh hằng. Ý thơ này giống như câu thơ của một cao tăng Nhật Bản là thiền sư Ryokê Osini từng viết: Trời xanh đón ngừơi cứu nước về/Đau lòng chúng sinh trên đường mê/ Xưa nay hiếm bậc lão anh kiệt/ Chiếc lá thu bay trời ủ ê. Nỗi đau là có thật, xuất phát từ sâu thẳm trái tim của đứa con miền Nam ra thăm Bác ngày đất nước đã hoàn toàn thống nhất.(Chúng ta biết Bác luôn dành tình cảm sâu đậm cho đồng bào miền Nam khi sinh thời Người nói “Miền Nam trong trái tim tôi” và Tố Hữu trong bài tơ “Bác ơi” cũng từng viết: Miền Nam đang thắng mơ ngày hội/ Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!). Ngày hội non sông không chứng kiến nụ cười của Bác rạng rỡ, nên nỗi đau như nhói ở trong tim.