vì sao xương của trẻ em dễ bị biến dạng còn xương của người già thì dễ gãy

2 câu trả lời

Đáp án:

Xương của người có chứa chất cốt giao và chất khoáng . Với trẻ em, chất cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn, nên xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn nên dẻo.Cũng chính vì vậy mà xương của trẻ em dễ bị biến dạng.

Còn với người già thì tỷ lệ chất khoáng cao hơn chất cốt giao rất nhiều  nên sẽ làm cho xương của người già sẽ mất đi tính đàn hồi và trở nên giòn hơn,dễ gãy hơn

 

Giải thích các bước giải:

 

Đáp án:

Xương trong cơ thể người được cấu tạo bởi 3 phần chính đó là:

  • Lớp màng xương: bao gồm 2 lớp bao bọc bên ngoài xương và tủy xương. Lớp màng bọc bên ngoài được làm từ các sợi mô có liên kết chắc chắn với nhau tạo thành một lớp màng dính chặt và bao quanh bên ngoài xương. Lớp mang trong thì được cấu tạo từ nhiều tế bào để hỗ trợ xương phát triển to và dài hơn.
  • Xương cứng: Đây là phần cứng rắn nhất trong các thành phần của xương. Xương cứng có màu vàng nhạt.
  • Tủy xương: được cấu tạo từ các tế bào tạo ra máu và tế bào nền ( tủy đỏ và tủy vàng).

Các thành phần hóa học chính của xương bao gồm chất hữu cơ ( Cốt giao) và chất khoáng có tác dụng giúp cho xương cứng cáp và có độ đàn hồi tốt. Trong đó:

  • Chất hữu cơ bao gồm lipid, protein, mucopolysaccarid, collagen, …
  • Chất khoáng bao gồm các loại khoáng chất như Canxi, Magie, Zn, Sắt,…

 

Giải thích các bước giải:Theo như phần trên, xương được cấu tạo bởi hai thành phần hóa học chính đó là chất hữu có và chất vô cơ. Trong đó, chất hữu cơ làm cho xương đảm bảo mềm dẻo và chất vô cơ làm cho xương trở nên rắn chắc.

Ở trong xương của người lớn người lớn chất cốt giao chiếm 1/3, chất khoáng 2/3. Với trẻ em, chất cốt giao chiếm tỉ lệ cao hơn, nên xương trẻ em có tính đàn hồi cao hơn nên dẻo. Với người già thì tỷ lệ cốt giao và chất khoáng chênh lệch rất lớn nên sẽ làm cho xương của người già mất đi tính đàn hồi và trở nên giòn hơn.

Thêm vào đó, do tuổi cao, nên quá trình phân hủy xương trở nên nhanh hơn và nhiều hơn so với quá trình tạo thành xương, collagen và chất đạm có trong xương cũng suy giảm, vỏ xương ngày càng mỏng do thiếu Canxi nên càng làm cho xương dễ bị giòn và gãy hơn.

Chưa kể, tuổi càng cao, các tế bào thần kinh phản ứng chậm làm cho sức bền giảm và các hoạt động bình thường hay đi lại phải dùng nhiều sức hơn. Hơn thế, mắt kém dẫn đến việc phán đoán khoảng cách cũng giảm xuống nên cũng làm cho người già hay bị ngã và dẫn tới gãy xương.