Vì sao tổng diện tích bề mặt ruột non lại có thể lên đến 500 m2?

2 câu trả lời

*tổng diện tích bề mặt ruột non lại có thể lên đến 500 m2 vì:

-Ruột non có chiều dài: 280 cm và có cấu trúc bào gồm: Nếp gấp, nhung mao, vi nhung mao.

-Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp  làm tăng bề mặt hấp thu lên khoảng 3 lần.

-Phủ lên toàn bộ niêm mạc ruột non là hàng triệu nhung mao dài khoảng 1 milimét. Chúng nằm sát nhau và làm tăng bề mặt hấp thu lên khoảng 10 lần.

-Cuối cùng, mỗi tế bào biểu  mô ruột có một diềm bàn chải với khoảng 1.000 vi nhung mao, có đường kính 0,1 micromet và dài 1 micromet. Các vi nhung mao làm bề mặt hấp thu tăng thêm 20 lần nữa

=>do có diện tích lớn nên hấp thu các chất dinh dưỡng triệt để 

Ruột có cấu tạo rất thích hợp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

-Tuyến dịch ruột góp phần tiêu hóa và biến đổi thức ăn thành các chất dễ hấp thụ.
-Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.400-->500m2, tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng.
-Ruột non rất dái là phần dài nhất trong ống tiêu hóa (2,8-->3m)tăng thời gian tiếp xúc với chất dinh dưỡng.
-Ruột non có mạng mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột--> thuận lợi cho việc chuyể chất dinh dưỡng từ ruột tới các tế bào trong cơ thể.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm