Vì sao thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là giao thông quan trọng nhất

2 câu trả lời

- Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của cả nước. Trong thành phố hệ thống đường giao thông dày đặc ngày càng được hiện đại. Có các loại hình vận tải: đường hàng không (sân bay quốc tế Nội bài) là đầu mút giao thông của tuyến đường sắt Thống Nhất. Từ Hà Nội tỏa đi rất nhiều tuyến đường bộ quan trọng nối Hà Nội với các vùng các tỉnh đồng thời là cầu nối giữa các vùng và các tỉnh với nhau. Hà Nội đi lên phía bắc có các tuyến đường: tuyến đường số 3 đi Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng. Tuyến số 2 đi Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang... Đi sang phía tây và Tây bắc theo các tuyến số 6, số 32. Theo tuyến số 5 đi về phía Đông với các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh. Hà Nội nằm trên đường số 1 nối Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh với các tỉnh phía Nam tổ quốc. Với việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh song song với đường số 1 tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc đi lại giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh phía nam. - Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trẻ với nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Cơ sở hạ tầng được trang bị mới và khá đồng bộ. Hệ thống giao thông vận tải phát triển hiện đại. Với sân bay Tân sơn Nhất lớn nhất cả nước cả về diện tích và công suất hoạt động. Là đầu mút phía nam của đường sắt Thống Nhất. Cảng Sài Gòn là cảng lớn và được coi là cửa ngõ thông ra biển của cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nằm trên tuyến đường 1 nối các tỉnh phía bắc với Cà Mau. Các tuyến số 22 nối Tp với Tây Ninh, tuyến số 13 nối Tp với Bình Dương và Bình Phước. Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng không chỉ nối các tỉnh các vùng trong cả nước mà là đầu mối giao thông nối nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của cả nước. Trong thành phố hệ thống đường giao thông dày đặc ngày càng được hiện đại. Có các loại hình vận tải: đường hàng không (sân bay quốc tế Nội bài) là đầu mút giao thông của tuyến đường sắt Thống Nhất. Từ Hà Nội tỏa đi rất nhiều tuyến đường bộ quan trọng nối Hà Nội với các vùng các tỉnh đồng thời là cầu nối giữa các vùng và các tỉnh với nhau. Hà Nội đi lên phía bắc có các tuyến đường: tuyến đường số 3 đi Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng. Tuyến số 2 đi Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang... Đi sang phía tây và Tây bắc theo các tuyến số 6, số 32. Theo tuyến số 5 đi về phía Đông với các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh. Hà Nội nằm trên đường số 1 nối Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh với các tỉnh phía Nam tổ quốc. Với việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh song song với đường số 1 tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc đi lại giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh phía nam. - Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trẻ với nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Cơ sở hạ tầng được trang bị mới và khá đồng bộ. Hệ thống giao thông vận tải phát triển hiện đại. Với sân bay Tân sơn Nhất lớn nhất cả nước cả về diện tích và công suất hoạt động. Là đầu mút phía nam của đường sắt Thống Nhất. Cảng Sài Gòn là cảng lớn và được coi là cửa ngõ thông ra biển của cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nằm trên tuyến đường 1 nối các tỉnh phía bắc với Cà Mau. Các tuyến số 22 nối Tp với Tây Ninh, tuyến số 13 nối Tp với Bình Dương và Bình Phước. Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng không chỉ nối các tỉnh các vùng trong cả nước mà là đầu mối giao thông nối nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm