Vì sao phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX bùng nổ ? Tại sao trong giai đoạn này công nhân lại đập phá máy móc ?
2 câu trả lời
- Công nghiệp phát triển, song song với đó là sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân. Đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng ra các nước khác.
- Tình cảnh giai cấp công nhân vô cùng khốn khổ, lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều. Phụ nữ lao động thấp hơn đàn ông. Chỗ ở tồi tàn. Chính vì thế đã dẫn tới sự bùng nổ của các phong trào.
- Cuối thế kỉ XVIII, các phong trào đập phá máy móc và bãi công nổ ra ở Anh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước khác. Mục tiêu bãi công là tăng lương, giảm giờ làm.
- Trong quá trình đấu tranh, nhận thấy cần có một tổ chức dẫn đầu nền đã thành lập công đoàn.
- Ở Pháp:
+ 1831, công nhân dệt ở Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thiết lập chế độ cộng hòa.
- Ở Đức:
+ 1844, công nhân dệt ở Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Tuy nhiênsau 3 ngày đã bị đàn áp đẫm mãu.
- Ở Anh:
+ Từ năm 1836 đến năm 1847, “ phong trào hiến chương” nổ ra với mục tiêu đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm.
* Kết quả:
- Các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
- Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
2
Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân đập phá máy móc, vì:
- Họ nghĩ máy móc là đối tượng làm họ khổ.
- Giai cấp công nhân chưa có tổ chức, ý thức giai cấp rõ ràng để tổ chức đấu tranh dưới hình thức khác.
=> Vì vậy, họ trút căm thù vào máy móc. Phong trào đập phá máy móc nổ ra mạnh mẽ trong thập niên XIX ở Anh, sau đó lan rộng sang các nước Đức, Pháp, Bỉ.
Vì sao phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX bùng nổ ?
=> do bị bóc lột lăng lề
Tại sao trong giai đoạn này công nhân lại đập phá máy móc ?
=>vì cấp công nhân chưa có tổ chức, ý thức giai cấp rõ ràng để tổ chức đấu tranh dưới hình thức khác ,bị giai cấp tư sản bóc lột lặng lề nên công nhân đập phá máy móc