Vì sao Pháp-Mĩ lại cào vào điều khoản 300 ngày đi lại tự do và phải đến 1956 mới tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước?
1 câu trả lời
Điều 3: Tại hội nghị, chính phủ Lào và Campuchia đã đưa ra các tuyên bố về việc áp dụng quy tắc cho phép công dân tham gia kỳ tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức trong năm 1955 phù hợp với hiến pháp của mỗi nước, thông qua hình thức bỏ phiếu kín và với điều kiện tôn trọng quyền tự do cơ bản.
Điều 7: Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do.[2]
- Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy."[3]
Tuy trong tuyên bố cuối cùng 21/7 thì 7 phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào và Cambodge trả lời miệng rằng ‘’đồng ý’’. Phái đoàn Hoa Kỳ và phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không đồng ý, và tự đưa ra tuyên bố riêng của mình, không có bất kì chữ kí nào của các bên. Như vậy có thể thấy, Tổng tuyển cử 2 miền Việt Nam đã được nhắc tới trong Hội nghị Geneve.
---
Động thái của các bên sau Hội nghị Geneve.
-Về phía Quốc gia Việt Nam: Tổng thống Diệm đã tuyên bố " Không có bầu cử tự do với những người Cộng Sản" [4]. Và phía Mỹ và các nước đồng minh cũng ý đồ giữ nguyên sự chia cắt giữa 2 miền Việt Nam, sau cuộc trưng cầu dân ý Tổng thống Diệm củng cố quyền lực, ra tay trừ khử những người mà ông cho là Cộng sản ở Miền Nam, Năm 1956, Allen Dulles đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower tiên đoán nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi". Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành Hiệp định Geneve. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không.[5]
-Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Lập trường của Hà Nội là Tổng tuyển cử ở cả 2 miền, đến những năm 60 khi mà đã bắt đầu phát động chiến tranh du kích ở Miền Nam thì một hiệp định ngừng chiến và tổng tuyển cử vẫn được Hà Nội sẵn sàng chấp nhận. Tuy nhiên, 2 ông lớn trong khối XHCN bấy giờ là Liên Xô và Trung Quốc lại muốn hoãn việc Tổng tuyển cử lại vì họ không chắc chắn về chiến thằng của Hà Nội khi mà gần 1 triệu "lá phiếu" di cư vào Nam.
-Cuối cùng Ủy Hội Quốc Tế gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canada không muốn đứng ra tổ chức Tổng tuyển cử cho rằng không thể có bầu cử tự do vì bầu cử ở Miền Bắc do phía Hà Nội kiểm soát.
---