Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên trước chính sách đồng hóa dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc Giúp mình với nhá =)) 👻🙏🏿🙏🏿

2 câu trả lời

*Người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

-Phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành và xác định vững chắc từ lâu đời. Nó trở thành đặc trưng riêng của người Việt, mang bản sắc Việt nên không thế lực nào có thể đồng hóa được.

-Trường học tiếng Hán được mở, chỉ có tầng lớp trên mới có đủ tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân nghèo khổ, không có điều kiện. Do vậy họ vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên.

*Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:

-Về chính trị:

+Chia nước ta thành các quận, sáp nhập và Trung Quốc. Cử người Hán sang quản lí đến cấp huyện.

-Về kinh tế:

+Thi hành chính sách bóc lộ bằng các loại thuế( nhất là thuế muối và sắt)

+Chính sách cống nạp nặng nề, cướp đoạt ruộng đát a và nắm đọc quyền về muối, sắt.

*Vế văn hóa:

+Đứa người Hán sang ở lẫn với người Việt, buộc dân ta phải học tiếng Hán, nói tiếng Hán và sống theo phong tục, tập quán của người Hán. Đó được gọi là chính sách đồng hóa.

Là hoàn toàn do cô mình chữa nha bạn, đảm bảo đúng

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trì vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.