2 câu trả lời
Thứ nhất: Lượng đổi dẫn đến chất đổi
Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
– Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.
– Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của sự vật.
– Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Các hình thức của bước nhảy
Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.
Thứ hai: Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút. Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Từ đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy.
Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển. Nó là những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau.
Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thứ nhất: Lượng đổi dẫn đến chất đổi
Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
– Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.
– Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của sự vật.
– Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Các hình thức của bước nhảy
Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.
Thứ hai: Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút. Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Từ đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy.
Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.