[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...] (Vũ Quần Phương) 1) Phần văn bản trên viết về bài thơ “Ông đồ” thuộc phong trào Thơ mới, em hãy cho biết tên tác giả của bài thơ. Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới mà em đã học. (0,5 điểm) 2) Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? (0,5 điểm) 3) Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ sau: (0,5 điểm) “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.” 4) Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về những bài học ấy. (1,5 điểm)

2 câu trả lời

1,

- Tác giả: Vũ Đình Liên

- Quê hương (Tế Hanh), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

2, 

- Khoảng thời giản "“một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến ý nói đến những giá trị tốt đẹp trong thời xưa nay đã không còn được thịnh hành như trước nữa. Thậm chí, nó đang dần mai một và sẽ mất đi vào một ngày không xa.

- Số phận ông đồ trong thời buổi ấy sẽ không còn được người ta chú ý đến. Sẽ không thể dùng nghề "cho chữ" để mưu sinh, kiếm sống. Sẽ bị mọi người lãng quên và vùi lấp trong quá khứ.

3,

- Biện pháp nghệ thuật: So sánh " Như phượng múa rồng bay"

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho đoạn thơ

+ Thể hiện những nét chữ uyển chuyển của ông đồ.

4,

Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, em rút ra được rất nhiều bài học trong cuộc sống. Một trong bài học đó là phải biết trân trọng, gìn giữ những truyền thống quý giá của dân tộc. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc gìn giữ và lưu truyền những nét đẹp của dân tộc là một việc vô cùng khó. Bởi lẽ, thế hệ trẻ ngày nay luôn hứng thú với những điều mới lạ, bị thu hút bởi những trò chơi hiện đại chứ chẳng mấy ai còn để ý đến những giá trị được cho là "cổ hủ". Ấy thế mà đâu đây vẫn có những bạn trẻ luôn đi khám phá, tìm hiểu về truyền thống của dân tộc. Thậm chí nhiều bạn còn hứng thú và đem những giá trị tốt đẹp ấy đi quảng bá sang nước bạn. Tuy nhiên, cạnh bên những bạn trẻ ấy vẫn còn những người chà đạp lên giá trị của dân tộc. Thật là đáng phê phán. Gía trị tốt đẹp của dân tộc là một trong những văn hóa tiêu biểu, đặc trưng có dân tộc ta. Nó cần được gìn giữ, lưu truyền và phát huy. Đặc biệt, thế hệ trẻ luôn phải nhớ rằng "Chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

1, Tác giả : Tế Hanh.

- Nhớ rừng- Thế Lữ

- Ông đồ- Vũ Đình Liên

- Quê hương- Tế Hanh

2,Bạn tự làm, mình khong bieetws, thông cảm ._.

4, Qua tác phẩm, rút ra được rằng việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay.  Trong xã hội hiện đại tiện nghi như hôm nay chúng ta đã quên mất đi những giá trị truyền thống khi xưa của ông cha ta.  Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Gia lưu voứi văn hóa bên ngoài thì không sai nhưng chúng ta vẫn phair nhớ câu tục ngữ ''Uống nuoức nhớ nguồn''. Như vậy, Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mới được duy trì, phát huy mãi mãi trong đời sống của con người. 

3, Biện pháp nghệ thuật: So sánh 

Tác dụng : Làm cho câu văn sinh động, nhấn mạnh nét chữ mềm mại, cao quý.