Vận dụng nguyên tắc đạo đức: nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong học tập và rèn luyện của sinh viên

1 câu trả lời

1 Dân tộc ta có truyền thống trọng đạo đức. Trong khi đề cao các chuẩn mực đạo đức cần có, nhân dân ta cũng đòi hỏi nó phải được thể hiện trong hành vi hằng ngày, tức là trong thực hành đạo đức. Ca dao, tục ngữ khi đưa ra hình ảnh "nói như rồng leo, làm như mèo mửa" chính là để tỏ thái độ phê phán đối với thói đạo đức giả: nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đàng, làm một nẻo,... 

Các học thuyết đạo đức và tôn giáo xưa nay đều coi trọng nguyên tắc "nói đi đôi với làm", song trong thực tế nó không thực hiện được bao nhiêu. Các học thuyết đạo đức này thường chỉ chú trọng trau dồi động cơ đạo đức, đi tới tách rời động cơ với hiệu quả, nên cũng không thực hiện được sự nhất quán giữa nói và làm. Ví như đạo đức Nho giáo cũng đưa ra những mệnh đề như: "kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã" (thấy việc nghĩa mà không làm, không phải là dũng vậy). Nhưng đạo đức Nho giáo cơ bản cũng chỉ là đạo đức "tu thân", nên kết quả cũng như mọi đạo đức duy tâm khác, đều thể hiện "sự bất lực đưa ra hành động" như Mác đã từng phê phán. 

Giai cấp tư sản phương Tây trong cuộc đấu tranh chống lại thứ đạo đức giả dối, hà khắc của phong kiến và nhà thờ trung cổ đã biết giương cao ngọn cờ nhân văn, nhân quyền, đề cao giá trị nhân đạo, dân chủ, tự do, các khát vọng trần thế của con người,... Nhưng thực trạng đầy rẫy áp bức bất công của xã hội tư bản tự nó đã vạch trần thứ đạo đức giả dối, chỉ nói mà không làm mà giai cấp tư sản vẫn rêu rao. 

2 Đạo đức Hồ Chí Minh không phải là đạo đức tu thân mà là đạo đức dấn thân, tức là đạo đức gắn liền với hành động, nói để làm, nhất là nói về đạo đức phải đi đôi với thực hành đạo đức, mà phải làm có hiệu quả, nếu một người làm việc gì cũng không có hiệu quả thì theo Hồ Chí Minh không thể coi là một người có đạo đức. Người nói: "Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất. 

Hồ Chí Minh nói nhiều đến vai trò, tác dụng của đạo đức, nêu ra những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cho cán bộ và nhân dân: từ đời công đến đời tư. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh thực hành đạo đức còn nhiều hơn những điều Người nói, hoặc chỉ lặng lẽ, kiên trì nêu gương mà không nói. Người đã vận dụng phương thức của người xưa: "dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo", tức là trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình đã, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. 

Ở Hồ Chí Minh luôn luôn có sự nhất quán giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức. Người nói: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Cho đến trước khi qua đời, Người còn viết trong Di chúc: "Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". 

Cả cuộc đời Người là bằng chứng cảm động cho sự nhất quán tuyệt vời giữa nói và làm đạo đức. Nhờ kiên trì thực hành đạo đức mà Người đã để lại cho dân tộc ta tấm gương "có một không hai" về đạo đức của một vị lãnh tụ thực sự của nhân dân. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm