Vận động quay quanh trục của Trái Đất sinh ra mấy hệ quả ? Nêu đặc điểm của từng hệ quả
2 câu trả lời
Vận động quay quanh trục của Trái Đất sinh ra 2 hệ quả:
* Hiện tượng ngày đêm:
- Do trái đất hình dạng cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.
* Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng (Lực Côriôlit):
- Bán cầu Bắc: lệch bên phải.
- Bán cầu Nam: lệch bên trái.
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:
- Hệ quả 1, sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm
- Hệ quả 2, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
+Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
+Giờ múi: Trái đất có 24 đường kinh tuyến, chia nó làm 24 phần bằng nhau. Mỗi phần là 1 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi.
+Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180o làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày
– Hệ quả 3, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do lực Criôlít nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động