Văn bản A: Cách làm đồ chơi “em bé đá bóng” bằng quả khô. * Gợi ý: Có các mục. -Nguyên vật liệu. -Cách làm. -Yêu cầu thành phẩm… Văn bản B: “Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc” * Gợi ý: Có các mục. -Nguyên vật liệu. -Cách làm. -Yêu cầu thành phẩm. ? Vậy, cả hai bài có những mục nào chung và vì sao lại như thế? ? Khi thuyết minh một cách làm thì phải như thế nào? ? Các phần chủ yếu của VB thuyết minh phương pháp là những phần nào ? phần nào là quan trọng nhất ? vì sao ?

2 câu trả lời

Văn bản A và văn bản B có những mục chung đó là đều có 3 mục: Nguyên vật liệu cần chuẩn bị, cách làm và yêu cầu của thành phẩm làm ra.

Hai văn bản này chung nhau như vậy bởi vì nó đều là văn bản thuyết minh về 1 cách làm, tuy đối tượng sản phẩm thuyết minh của 2 văn bản này là khác nhau (văn bản A  là thuyết minh về cách làm đồ chơi còn văn bản B là thuyết minh cách làm 1 món ăn)

- Khi thuyết minh về 1 cách làm thì luôn cần phải đảm bảo thông tin được cung cấp chính xác và đầy đủ, chi tiết, trình bày logic, khoa học và thuyết phục.

- Các phần chủ yếu của văn bản thuyết minh phương pháp, cách làm gồm 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu về phương pháp, cách làm một sản phẩm. Hoặc cũng có thể giới thiệu về tác dụng của sản phẩm làm ra

+ Thân bài:

Bao gồm 3 nội dung: Nguyên vật liệu cần chuẩn bị, cách làm và yêu cầu của thành phẩm làm ra.

+ Kết bài: nêu ý nghĩa của sản phẩm

- Trong phần thân bài, phần các bước  làm là quan trọng nhất vì nó mang nội dung chính của văn bản thuyết minh về 1 phương pháp cách làm.

1/ Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo ...) người ta thường nêu những nội dung sau:

   + Nguyên vật liệu

   + Cách làm

   + Yêu cầu thành phẩm

- Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.

2/

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực đời sống, có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

Văn bản thuyết minh không giống với các văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận vì kiểu văn bản này không nhằm kể chuyện, tái hiện, biểu lộ tình cảm hay nghị luận mà nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, có ích cho con người.

- Để đạt được hiệu quả giao tiếp gắn với mục đích đặc trưng, ngôn ngữ của văn bản thuyết minh phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

- Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

    + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

    + Phương pháp liệt kê.

    + Phương pháp nêu ví dụ.

    + Phương pháp dùng số liệu.

    + Phương pháp so sánh.

    + Phương pháp phân loại, phân tích