văn 6 bài 3 sách giáo khoa

2 câu trả lời

Câu 1(trang 24 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Những tập hợp từ ngữ chứa hình ảnh so sánh:

a, Trẻ em như búp trên cành

b, Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận.

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Những sự vật được mang so sánh: trẻ em - búp trên cành; rừng đước - cao ngất như hai dãy trường thành.

- Giữa các sự vật trong 2 vế có nét tương đồng nên có thể so sánh như vậy

- So sánh sự vật, sự việc với nhau để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm co sự diễn đạt

Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Sự so sánh ở dưới đây không phải so sánh tu từ mà là so sánh lý luận, thiên về chức năng nhận thức hơn biểu cảm.

II. Cấu tạo các phép so sánh

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Vế A (sự vật được so sánh) Phương tiện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh)

Trẻ em như Búp trên cành

Rừng đước Dựng lên cao ngất Như Hai dãy trường thành dài vô tận

Con mèo vằn To hơn Con hổ

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Cặp từ hô ứng: “bao nhiêu... bấy nhiêu...”

- Từ “là”

- Từ “tựa như”

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Cấu tạo của phép so sánh:

+ Sử dụng dấu hai chấm thay cho từ so sánh

+ Sử dụng cấu trúc đảo ngữ.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 25 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

a, So sánh đồng loại

- So sánh người với người:

+ Cô giáo em hiền như cô Tấm

+ Ông em râu bạc phơ như ông Bụt.

- So sánh vật với vật

+ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”

+ “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”

b, So sánh khác loại

- So sánh vật với người

Cá nước bơi hàng đoàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

+ Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

+ Đừng xanh như lá bạc như vôi

Bài 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Khỏe như voi/ Khỏe như trâu

Đen như cột nhà cháy/ Đen như than

Trắng như trứng gà bóc/ Trắng như giấy

Cao như núi/ Cao như cây sậy

Bài 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

a, Phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên

+ Những ngọn cây gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

+ Hai cái răng đen nhánh...như hai lưỡi liềm máy làm việc.

+ Cái anh chàng Dế Choắt.... gã nghiện thuốc phiện.

+ Đã thanh niên rồi mà... như người cởi trần mặc áo gi-lê.

+ Chú mày hôi như cú mèo...

+ Mỏ Cốc như cái dùi sắt...

+ Như đã hả cơn tức...

b, Sông nước Cà Mau

+ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau... như mạng nhện.

+ ...gọi là kênh Bọ Mắt....như những đám mây nhỏ.

+ trông hai bên bờ... cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận.

+ ... những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ...

+...những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông... như những khu phố nổi....

+ ... Đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ...

Bài 4 (trang 27 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Chép chính tả

Soạn Văn lớp 6 ngắn gọn tập 1 bài Sơn Tinh, Thủy Tinh. Câu 1: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gồm 3 phần:

- Từ đầu đến “ một đôi”: vua Hùng kén rể.

- Tiếp theo đến “rút quân”: Sơn Tinh – Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.

- Còn lại: Thủy Tinh trả thù hằng năm.

Truyện gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18.

Câu 2: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?

* Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

- Sơn Tinh: thần núi Tản Viên.

- Thủy Tinh – thần nước.

* Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:

Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồ.

Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

Trong cuộc giao tranh:

- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu.

* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:

- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lớn, lũ lụt hằng năm.

Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.

- Tài năng, tầm vóc và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng cho chiến công của người Việt cổ trong đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

Truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” muốn giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt hằng năm xảy ra ở miền Bắc nước ta và sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

II. LUYỆN TẬP:

1. Hãy kể diến cảm truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

2. Từ truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” mượn hình ảnh hai thần để giải thích hiện tượng giông bão, lũ lụt xảy ra hằng năm trên đất nước ta. Chính vì thế, nhà nước có chủ trương xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng là những việc làm hết sức tích cực để đẩy lùi lũ lụt và ngăn chặn nó.

3. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết:

- Sự tích quả dưa hấu.

- Vua Hùng dạy dân cấy lúa.

- Bánh chưng, bánh giầy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước