tỷ lệ bản đồ là gì?

2 câu trả lời

Thông thường bản đồ là một bản phác thảo thu nhỏ lại những tính chất thực địa ở bên ngoài. Một tấm bản đồ trên giấy khi được vẽ lại sẽ phải thu nhỏ kích thước theo một tỉ lệ nhất định. Hay hiểu đơn giản rằng tỉ lệ bản đồ là tỉ lệ khoảng cách thực giữa bản đồ và thực địa là bao nhiêu.

Tỉ lệ bản đồ thường được chia thành hai dạng chính:

– Tỉ lệ số: 

Tỉ lệ này được viết tương tự như số thập phân. Tuy nhiên tử số sẽ luôn là số 1 và mẫu số thường được biểu thị dưới dạng: 1000, 10000 hay 100000. Mẫu số càng lớn thì 1 đơn vị khoảng cách nằm trên bản đồ so với thực địa càng lớn.

Ví dụ: Tỉ lệ 1:200.000 là cứ 1cm nằm ở trên bản đồ thì thực địa sẽ là 200000cm hoặc là 2km.

– Tỉ lệ thước: Đây là dạng bản đồ được vẽ theo tỉ lệ đã được tính toán sẵn. Mỗi đoạn đều sẽ được ghi số đo với độ dài tương ứng trên thực địa. Ví dụ: Mỗi đoạn 1cm thì bằng 1km hay 10km

Tỉ lệ bản đồ sẽ ảnh hưởng tới mức độ hiển thị của các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ. Tỉ lệ càng lớn thì chi tiết các đối tượng địa lý càng cao.

Ví dụ: Với bản đồ có tỉ lệ 1:100000 là bản đồ có mức độ tỉ lệ lớn. Loại bản đồ này thường được in ở giấy khổ lớn nhằm thể hiện rõ chi tiết các chi tiết biểu thị trên bản đồ.

Còn với những bản đồ có tỉ lệ: 1:1000000 thì là có tỉ lệ ở nhỏ vì vậy các chi tiết về thực thể không cao.

Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.