Từ tâm thư của tổng thống Mĩ lincôn anh chị viết bài văn nghị luận trình bày ý nghĩa của sự can đảm
2 câu trả lời
A. MB: A. Lin-côn là 1 trong những vị tổng thống vĩ đại nhất của lịch sử nước Mĩ cũng như của toàn thế giới. Ông được người đời ca tụng không chỉ bởi những cống hiến với đất nước mình mà còn bởi tài năng,sự uyên bác và vốn hiểu biết sâu rộng. Trong bức thư ông gửi cho hiệu trưởng của con trai mình có câu:"Xin hãy dạy cho cháu biết có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho ai ra giá cao nhất, nhưng không được phép để cho ai ra giá trái tim và tâm hồn mình ". Đây quả là một yêu cầu xác đáng, mang nhiều ý nghĩa và bài học sâu cắc cho tất cả chúng ta.
B.Thân bài:
1. Giải thích:
-Cơ bắp là biểu hiện của 1 sức khỏe mạnh mẽ, là sự dồi dào về khả năng thể lực
- Trí tuệ là sự tinh anh, nhanh nhạy của não bộ, biểu hiện của tài năng con người. Đây là 2 yếu tố rất quan trọng của 1 con người khỏe mạnh toàn diện về thể chất và tinh thần
-Trái tim và tâm hồn là nơi xuất phát của tình cảm, lòng tốt, là nơi cất giấu những giá trị căn bản nhất của phẩm chất tốt đẹp mỗi người, là giá trị riêng không thể nào thay thế hay trao đổi. Do đó nó cũng là những điều quan trọng nhất không thể đánh mất của bất kỳ ai.
-Ra giá là hành động xuất hiện trong mua bán khi con người muốn trao đổi vật phẩm, thay thế thứ này bởi thứ khác, muốn mua bán với món lợi cao nhất cho mình. => Cả câu nói như lời yêu cầu của vị tổng thống gửi tới ngài hiệu trưởg xin hãy giúp con trai ông hiêủ được những giá trị, tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với con người,phấn đấu tiến lên trở thành con người mạnh khỏe, tài năng và có giá trị, đồng thời trân trọng và giữ gìn những gì cao quý thiêng liêng nhất, không đánh mất mình. Đây là 1 ý kiến hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc, có tầm tư tưởng lớn.
2. Bình
- Có thể nói, lời yêu cầu của vị tổng thống là 1 trong những triết lí hay nhất và có ý nghĩa nhất với chúng ta.
Trước hết cơ bắp và trí tuệ là biểu hiện mạnh mẽ nhất cho tài năng của con người, có giá trị quan trọng không thể chối bỏ. Đây cũng là những cơ sở để con người lao động và kiếm sống, làm giàu cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. Vì thế cần trau dồi, rèn luyện thường xuyên để nâng cao giá trị của bản thân,lấy được lòng tin và sự coi trọng của mọi người. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những giá trị có thể đạt được bởi tất cả mọi người, chỉ cần kiên trì và đầy đủ quyết tâm, nhất định sẽ thành công. Qua đây dường như tổng thống muốn gửi gắm hy vọng vào thầy hiệu trưởng dạy dỗ con mình nên người, cũng là ước mơ dành cho con trai của ông.-Tuy nhiên, tâm hồn và trái tim lại là bản chất tốt đẹp của riêng từng cá nhân, không ai giống ai và là những giá trị thuộc về căn bản vô cùng quan trọng và không thể thay thế. Nếu cơ bắp và trí tuệ là biểu hiện của tài năng thì trái tim và tâm hồn là đại diện cho phẩm chất. Và hơn hết, đó chính là điều quan trọng nhất, có ý nghĩa to lớn nhất với mỗi người. Bởi đó là điểm xuất phát của tình cảm con người, là lòng tốt cao quý, là thứ mà không gì có thể sánh được. Và cũng chính bởi điều đó ta cần nuôi dưỡng thật tốt trái tim và tâm hồn để nó trở nên vô giá, không ai có thể coi thường và suy xét, "ra giá"chúng.- Con người cần có đầy đủ 4 tố chất trên để trở nên hoàn hảo, điều gì cũng có vai trò quan trọng nhưng trên hết phải là những phẩm chất tốt đẹp khẳng định giá trị của mỗi cá nhân. Con người chỉ có cơ bắp và trí tuệ mà không có trái tim và tâm hồn thì cũng chỉ là những cỗ máy vô cảm,nhanh chóng bị mục ruỗng và lãng quên, trở nên vô giá trị.-Đây cũng là bài học sâu sắc cho chúng ta về mục đích sống và những giá trị cao quý nhất của con người, để ta phấn đấu thành người hoàn hảo và đấy đủ cả tài năng lẫn phẩm cách. Không nên chạy theo những giá trị vật chất mà làm hư hại trái tim và tâm hồn.
C.KẾT BÀI: Lời nói của tổng thống A.Lin_côn thể hiện tầm tư tưởng sâu sắc, cho ta triết lí và bài học đầy ý nghĩa về giá trị con người, qua đó còn là tấm lòng của người cha dành cho con mình. Giá trị của câu nói này sẽ mãi còn cũng năm tháng, như chính tên tuổi và sự nghiệp của ông
Một trong những nét đẹp trong phẩm chất của con người từ xưa đến nay vẫn luôn được đề cao, đó là đức tính trung thực. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, trong khi thi cũng như trong cuộc sống, sự trung thực, không gian dối luôn là một trong những yếu tố tiên quyết để làm nên phẩm chất của một con người, cũng như để đánh giá chính xác con người đó. Trong văn học dân gian từ ngàn xưa, không mấy ai còn xa lạ với những câu ngạn ngữ đề cao sự trung thực như: “Cây ngay không sợ chết đứng”, “khôn ngoan chẳng lọ thật thà” …Vậy nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một người bố, Tổng thống A. Lin-côn, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi…”
Xem ra câu nói trên đây của vị Tổng thống thật quá rõ ràng. Tuy nhiên để hiểu một cách chính xác và không sai lệch về vấn đề này, không phải lúc nào cũng dễ. Sự trung thực trong thi cử thật đã quá rõ ràng, nhưng sự trung thực trong cuộc sống liệu có phải lúc nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối. Hay nói khác, trong cuộc sống sự trung thực liệu có phải lúc nào cũng tốt? Chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu sự trung thực nghĩa là gì? Hẳn trong chúng ta không ai lại không biết rằng, trung thực là không gian dối, là ngay thẳng, là lời nói đi đôi với việc làm…Xét từ góc độ ngữ nghĩa, trung thực là một từ gốc Hán được cấu thành bởi hai thành tố: trung và thực (trung là ngay thẳng, thực là thật thà). Cũng có thể giải thích “trung” là một dạ một lòng, dù hoàn cảnh nào cũng không thay đổi (kiên trung) và “thực” là lẽ phải, là cái tồn tại thật, chân lí. Nói tóm lại cả hai yếu tố này đều khẳng định đề cao cái đẹp, cái thiên lương của con người trong cuộc sống. Một con người trung thực là một người luôn nói thật với lòng mình, không dối trá, không thay hình đổi dạng dù cuộc sống có khó khăn đến bao nhiêu…
Sự trung thực của con người cũng giống như những thực thể tồn tại của thiên nhiên, như gió mưa và mặt trời, dù êm ả hay dữ dằn, nó vẫn muôn đời diễn ra như thế. Tương tự như vậy, sự gian lận trong thi cử và rộng hơn là trong cuộc sống con người vẫn thường diễn ra ở đó hoặc đây khiến con người không thể không lưu tâm. Cùng một xuất phát điểm như nhau, nhưng có những người kiên trì đi từng bước chậm rãi, khó nhọc vượt qua những chông gai, thử thách để đạt tới thành công, vậy nhưng trong cuộc chạy đua với một kẻ gian dối, họ vẫn là người thua cuộc. Tại sao sự gian lận là điều xấu xa ai ai cũng biết mà nó vẫn có cơ tồn tại trong mọi xã hội và ngay trong cả xã hội ta hiện nay? Có lẽ bởi, trong xã hội của bất cứ thời kì nào, đất nước nào cũng vẫn tồn tại những kẻ lười nhác, ngu dốt…nhưng lại luôn đòi hỏi một cuộc sống hơn người. Câu chuyện Lí Thông cướp công Thạch Sanh trong kho tàng truyện dân gian nước ta phải chăng vẫn luôn là một bài học nóng hổi. Nó là một tấm gương để tất cả mọi người phải biết tự răn mình và phải luôn nêu cao cảnh giác. Bởi lẽ, dù có gian dối, xảo trá bao nhiêu, Lí Thông cuối cùng rồi cũng bị trừng phạt. Người có công Thạch Sanh, cuối cùng vẫn cứ được tri ân. Đó là lí do khiến tôi luôn có niềm tin rằng, dù trong cuộc sống vẫn còn sự gian dối, nhưng “thành công” của việc làm gian dối như thế, sẽ không có cơ sở tồn tại lâu dài. Bởi như danh ngôn có câu “Những gì không phải của mình thì rồi nó cũng sẽ nhanh chóng ra đi”, ánh hào quang có được nhờ vào những việc làm gian dối, sớm muộn rồi cũng sẽ tắt. Bởi ánh hào quang ấy không được đốt lên bằng chính nội lực trái tim của mình…
Trở lại lời “cầu xin” của Tổng thống Mĩ A. Lin-côn với thầy hiệu trưởng cho đứa con trai của mình, bản thân tôi là một học sinh đang đi thi, tôi thấy vô cùng thấm thía. Là người đứng đầu một đất nước, hẳn Lin-côn không khó khăn gì để trải “tấm thảm hoa” cho đứa con trai của mình, không phải chỉ những năm còn học trong trường, mà cả khi đã trưởng thành trong cuộc sống. Thậm chí ngay cả khi ông không trực tiếp yêu cầu điều đó, ở một nơi, sự trung thực không được đặt ở tiêu chí hàng đầu, những kẻ thiếu trung thực dưới quyền ông cũng có thể sẵn sàng làm điều đó. Chẳng phải vì họ quan tâm đến ông, mà đó là quan tâm đến chính họ. Một người biết nhìn xa trông rộng, biết vì cái đại thể mà quên đi lợi ích của riêng mình, tôi nghĩ rằng không ai lại không đồng cảm với vị Tổng thống Lin-côn. Thêm nữa, biết đâu, vị Tổng thống đáng kính ấy còn suy nghĩ sâu xa hơn, sự vấp ngã trong một kì thi nhỏ, sẽ ngáng chân con trai ông trong trong suốt cả cuộc đời. Trong cuộc đời con người còn có biết bao kì thi, mà không chỉ có những kì thi công khai, có ban giám khảo, phải cạnh tranh với nhiều người, mà còn có cả những kì thi của chỉ riêng một người, kì thi với chính bản thân mình, kì thi của lòng trung thực. Theo tôi hiểu, sự trung thực luôn nên là bài học đầu tiên cho tất cả mọi người ngay cả khi chưa bước chân đến trường. Bởi lẽ, suy cho cùng, so với cả một cuộc đời dài, thì con người ta trải qua thi cử với đúng nghĩa của nó chỉ trong một thời gian ngắn. Vì thế, bài học về sự trung thực vẫn cứ phải luôn được “nằm lòng” trong suốt cả cuộc đời. Trung thực trong cuộc sống là trung thực trong công việc, trong quan hệ với tất cả mọi người xung quanh và với cả chính bản thân mình. Tôi cũng nghĩ, đôi khi ta cũng nên hiểu, sự trung thực trong cuộc sống, giữ được nó thật khó lắm thay. Vì thế, không nên vận dụng nó một cách máy móc. Nhà văn Anh O. Henri trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể câu chuỵện một hoạ sĩ vì muốn cứu mạng sống một đứa bé tội nghiệp lâm bệnh nặng đã buộc phải vẽ chiếc lá xanh trên tường, để đánh lừa chiếc lá vẫn còn tươi. Người nghệ sĩ kia đã nói dối đứa bé, nhưng lại “trung thực” với lương tâm của mình, thì rõ ràng hành động cao đẹp của ông là đáng được ca ngợi. Cũng như thế, một người bác sĩ hay người thân của một bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh nan y, trung thực với bệnh nhân hay nói dối anh ta, nên lựa chọn giải pháp nào. Tôi nghĩ rằng, chắc ai cũng sẽ tự tìm cho mình câu trả lời đó. Và đó chính là điều khó khăn trong việc vận dụng sự trung thực của mọi xã hội, chứ không phải riêng ở nước Mĩ, hay ở nước ta.
Nói tóm lại, trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống là một đức tính cần được đề cao và ý thức rõ trong mỗi người chúng ta trong xã hội hiện nay. Một xã hội muốn tốt đẹp thì bản thân mỗi người phải là một cá thể đẹp. Để xoá bỏ hoàn toàn “bệnh thành tịch”, những gian dối trong thi cử, trong công việc hàng ngày, trong cuộc sống, rất cần sự đấu tranh của số đông người, của tập thể cũng như ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Sự thật sẽ luôn là sự thật cho dù nó vẫn luôn là một liều thuốc đắng với tất cả mọi người, kể cả vị Tổng thống Mĩ A. Lin-on
Chúc bạn học tốt và đc điểm cao ^^