TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI) 1/ Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. - Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và ………………….. - Đưa người Hán sang thay người Việt làm…………………………… - Thu nhiều thứ ………………………., nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, ……………………………và nộp cống nặng nề. - Buộc dân ta phải học .......................,tuân theo phong tục và .........................của người Hán. 2/ Tình hình kinh tế của nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi? - Nghề ................................vẫn phát triển. - Biết đắp đê phòng lũ lụt, biết trồng lúa ..........................một năm. - Nghề ......................... nghề ..................... cũng được phát triển. - Các ....................... nông nghiệp và thủ công không chỉ bị sung làm đồ cống nạp mà còn được được trao đổi ở các chợ làng. - Chính quyền đô hộ giữ ................................ ngoại thương. ------------------------------------- Luyện tập 1. Em hãy đọc kĩ bài 19 trong sách giáo khoa và điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung bài học ? 2. Nêu những nét chính về tình hình kinh tế của nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI ? nhận xét gíup mik nha mik đang cần gắp

2 câu trả lời

- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu .

- Đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh trực tiếp cai quản các huyện.

- Thu nhiều thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt) , nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, lao dịch và cống nạp nặng nề.

- Buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán.,tuân theo phong tục và  phong tục tập quán.của người Hán.

2/ Tình hình kinh tế của nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi?

- Nghề dệt vải vẫn phát triển.

- Biết đắp đê phòng lũ lụt, biết trồng lúa .hai vụ trên một năm.

- Nghề .. rèn sắt nghề .gốm cổ truyền cũng được phát triển. - Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công không chỉ bị sung làm đồ cống nạp mà còn được được trao đổi ở các chợ làng. 

- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

1.

2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.

Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

+ Hình thành các làng.

+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.


Nền kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI thay đổi và phát triển rõ rệt.

HỌC TỐT!

1/ Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

. - Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu

- Đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh

- Thu nhiều thứ thuế , nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, thực hiện trính sách bóc lột và cống nộp nặng nề.

- Buộc dân ta phải học chữ hán ,tuân theo phong tục và tuân theo luật pháp của người Hán.

2/ Tình hình kinh tế của nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi?

- Nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.

- Biết đắp đê phòng lũ lụt, biết trồng lúa hai vụ một năm( Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa).

- Nghề rèn sắt nghề làm gốm cũng được phát triển.

- Các ngành thương nghiệp, nông nghiệp và thủ công không chỉ bị sung làm đồ cống nạp mà còn được được trao đổi ở các chợ làng.

- Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm