Từ phong tục chơi câu đối ngày Tết trong bài thơ Ông Đồ, em có suy nghĩ gì về phong tục tốt đẹp của dân tộc ta trong dịp Tết cổ truyền. Trình bày thành một chuỗi câu khoảng 2/3 trang giấy

2 câu trả lời

Qua bài thơ '' Ông đồ'' thì ta thấy: Ngày xưa, đối với những người dân miền Bắc thì tục chơi chữ trong những ngày Tết là không thể thiếu. Bởi thế, phong tục này rất được mọi người yêu thích, ưa chuộng. Họ đều cố gắng xin cho gia đình mình một câu đối đỏ từ những ông đồ để về nhà treo với mong muốn gia đình an khang thịnh vượng. Còn ngày nay, tục chơi chữ gần như đã bị lãng quên. Các ông đồ ngày xưa vốn là tâm điểm thì nay cũng bị lu mờ dần bởi những người hiểu biết tiếng Hán ngày càng ít dẫn đến tục treo câu đối đỏ dần bị mất đi.
Quê hương tôi tuy không ở miền Bắc nhưng trong suy nghĩ của tôi thì để có một cái Tết trọn vẹn thì phải cần ba thứ: bánh chưng, câu đối đỏ và hoa đào ( ở miền Nam là hoa mai). Với bánh chưng thì miền Nam cũng có đấy nhưng câu đối đỏ thì không. Vì thế, nó là một trong hai biểu tượng trong ngày Tết ở miền Bắc ( ngoài câu đối đỏ thì còn có hoa đào). Đối với tôi, tuy chưa từng thấy tận mắt những câu đối đỏ nhưng qua bài thơ '' Ông đồ'' thì tôi thấy nó vô cùng có giá trị bởi nó được viết từ những người tri thức - ông đồ. Ngày nay, do công việc quá bận rộn, cuộc sống vẫn phải vật lộn để mưu sinh nên tiếng Hán và thư pháp cũng ít được trau dồi, ít người học tiếng Hán nên cũng kéo theo tục chơi chữ ngày càng bị lãng quên. Cảm giác tiếc nuối và buồn bã là điều không thể tránh khỏi. Một phong tục đẹp như thế rồi một ngày nào đó có thể bị xóa bỏ theo thời gian. Tôi cũng cảm nhận được nỗi buồn của ông đồ. Nếu như bây giờ ta không làm gì để bảo vệ truyền thống này thì đến một lúc nào đó ta nhận ra cũng đã muộn rồi. Hiện nay, nhà nước có một số chính sách giữ gìn tục chơi chữ. Muốn những câu đối đỏ được treo ở mọi nhà, phong tục chơi chữ được phát triển thì mọi người dân phải có ý thức gìn giữ cũng như phát triển truyền thống này ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, các bạn trẻ ngày nay cũng phải hiểu được phong tục có ý nghĩa và giá trị. Xã hội có phát triển được hay không thì công việc trước tiên đó là bảo vệ nét văn hóa của dân tộc.

Chúc bạn học tốt !

Khởi nguồn từ những hình thức sinh hoạt Hội mùa gắn với văn minh nông nghiệp lúa nước của cộng đồng người Việt và một số dân tộc thiểu số anh em, Tết Nguyên đán đã và đang trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa cổ truyền quan trọng của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.Tết cổ truyền đã và đang là nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam

Bên cạnh hàng loạt hình thức sinh hoạt “Tết” nương theo lịch Trăng, hay chính xác hơn, nương theo thứ Âm-Dương hợp lịch, như Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Cơm mới… Tết Nguyên đán được coi là Tết Cả, nơi hội tụ không khí tưng bừng, nhộn nhịp nhất trong không gian văn hóa của toàn dân tộc, góp phần hình thành nên vóc dáng văn hóa truyền thống mang bản sắc của người Việt nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

Trải qua diễn trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt cũng như một số dân tộc khác như Mường, Tày, Nùng… qua các thế hệ đã không ngừng giữ gìn, trao truyền và bồi đắp các lớp văn hóa thông qua thực hành sinh hoạt lễ tiết. Để rồi, Tết Nguyên đán trở thành công đoạn sinh hoạt văn hóa đầu tiên và quan trọng nhất trong một năm của hệ thống lễ hội/lễ tiết Việt Nam, góp phần tô đậm cho bản sắc văn hóa dân tộc, phản ánh một cách sinh động nhất cho tinh thần hòa điệu giữa con người và tự nhiên, theo chu kỳ ứng xử với vận hành vũ trụ.

Theo ngôn ngữ cổ truyền của người Việt, Tết Nguyên Đán được khởi đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết), kéo dài đến mồng bảy Tết, trong đó 3 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên thuộc về năm mới được coi là Nguyên đán – Tết đầu năm mới.

Cũng từ khoảng thời gian nằm trong chu trình được coi là Tết đó, hàng loạt “thủ tục” - cách nói của GS. Trần Quốc Vượng - được diễn ra thông qua các hình thức thực hành văn hóa của cộng đồng người dân đã tạo thành một nếp văn hóa mang những ý nghĩa nhân văn cực kỳ gần gũi nhưng sinh động, được các thế hệ bảo lưu, gìn giữ và tuân thủ như một lẽ tự nhiên, trở thành những mỹ tục trong đời sống văn hóa dân tộc.

Trong tâm thức dân gian, công việc thăm mộ tổ tiên luôn được coi như “hoạt động văn hóa tâm linh” đầu tiên, nhắc nhở mọi người mỗi khi chuẩn bị bước vào “chu trình” của Tết Nguyên đán.

Không phải ngẫu nhiên mà hằng năm, cứ vào tuần cuối năm cũ, từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết) cho đến 30 tháng Chạp (30 Tết), mọi gia đình người Việt cũng như hàng chục gia đình dân tộc thiểu số khác, thường tập trung cùng nhau viếng thăm, quét dọn, sửa sang mồ mả tổ tiên, dâng lễ mọn cúng bái và mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tâm lý và ý thức của cộng đồng ngày cuối năm hướng về cội nguồn được thể hiện qua nhiều hình thức thực hành đa dạng, trong đó tín ngưỡng tôn sùng tổ tiên như một phần trong hệ thống sinh hoạt tín ngưỡng Việt Nam, được thể hiện qua phong tục thờ cúng nhân vật được coi là thủy tổ của một tộc người, một dân tộc hay một quốc gia – nhà nước với hiệu danh quốc tổ (chẳng hạn như Lạc Long Quân-Âu Cơ, Hùng Vương), hay là người có công lập làng/bản, được vinh danh là thành hoàng làng, cho đến  các bậc tổ tiên mỗi dòng họ, ông bà đã khuất trong mỗi gia đình, trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Thực tế đó được bồi đắp, tôn tạo qua các thế hệ để hình thành nên những hệ giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện một cách liền mạch tâm lý hướng tâm của cộng đồng nhỏ (gia đình, dòng họ, làng xóm) trong hệ thống cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

6 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước