từ nội dung của đoạn thơ trên,em hãy viết một đoạn văn nghị luận làm rõ vấn đề"Bạn sẽ không làm được gì nếu cứ chìm đắm vào hào quang của quá khứ mà trốn tránh hiện tại".

2 câu trả lời

Xem thử nha:

Thế Lữ là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới. Nói về các tác phẩm xuất sắc của ông thật sơ sót nếu bỏ qua “Nhớ rừng”. Bài thơ là một khung cảnh thiên nhiên vườn bách thú vô cùng tráng lệ, phi thường nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi “khát khao” tự do đến cháy bỏng của chúa sơn lâm. Thông qua hình tượng con hổ nhà thơ bộc lộ lòng yêu nước tha thiết của mình. Trong đó có đoạn thơ sau:

 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Có lẽ trên đời điều quý giá nhất mà con người có được chính là sự tự do. Cũng giống như vạn vật muôn loài không gì sung sướng bằng việc được sống trong thiên nhiên, vùng vẫy thỏa sức theo bản năng của mình. Thế nhưng có một nỗi buồn mà chúa sơn lâm phải gánh chịu đó là giam trong cũi sắt. Trong những ngày tháng tăm tối ấy kí ức hiện về như một thước phim quay chậm làm cho nó khao khát về hai tiếng tự do đến cháy bỏng. Đó là những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, là những bình minh cây xanh nắng rội,… vạn vật chìm trong giấc ngủ êm đềm. Thế mà đến nay nó chỉ còn là một miền kí ức. Những hình ảnh như “bốn phương ngàn”, “giang sơn ta”, “bình minh cây xanh nắng rội”…. như đối lập với hình ảnh gông cùm hiện tại giữa một cái bao la rộng lớn với một cái cùm kẹp tù đày. Càng làm khắc họa rõ nỗi niềm khao khát, cũng như sự bất lực của chúa sơn lâm với thực tại.

“ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng?

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy phần riêng bí mật?”.

Đó còn là những cuộc đi săn đầy kịch tính. Đại từ nhân xưng “ta” càng nhấn mạnh sự ngạo nghễ, làm chủ mọi hoàn cảnh của chủ thể. Trong không gian mênh mông rộng lớn của cánh rừng buổi chiều tà con hổ như một người nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Nó tự do vùng vẫy tự do hưởng thụ chiến tích của mình mà không phải e sợ bất cứ điều gì. Thế nhưng hiện thực là một thứ vô cùng phũ phàng. Bằng cách sử dụng liên tiếp các điệp từ ta, những câu hỏi tu từ, giọng điệu câu thơ dồn dập càng khắc họa nỗi nhớ rừng sâu sắc của con hổ đồng thời cũng thể hiện sự bất lực với hoàn cảnh hiện tại.

Hiện thực phũ phàng đã xóa mờ đi cái quá khứ đầy huy hoàng đó. Sự bất lực uất hận với hoàn cảnh đã khiến chúa sơn lâm phải cất lên tiếng than xé lòng:

“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Tiêng than này như một nốt trầm đánh sâu vào trong cảm nhận cũng như tâm trí của người đọc. Con hổ hay cũng chính là tác giả đang tỏ ra bất mãn, chán nản với cuộc sống. Đồng thời còn là tiếng lòng khao khát tự do, khao khát sự tự chủ của một người dân đang chịu cảnh nước mất nhà tan.

Đến đây ta cũng phần nào hiểu được dụng ý sâu sa mà nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ trên. Vườn bách thú với những hoa thơm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,… thực chất chỉ là vỏ bọc đẹp đẽ của một xã hội giả dối vô nhân đạo. Nó đã che mờ đi sự công bằng và nhân ái bên trong thay vào đó là sự tù túng và nô lệ.

Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ, sự căm ghét  hiện tại với những giả dối, xảo trá, lừa bịp. Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.

Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

                                                                  (Nhớ rừng - Thế Lữ)

Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ.           ‘

Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”

Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.

Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.

Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.

Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.

Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".




Câu hỏi trong lớp Xem thêm

II. Choose the word or phrase that best completes each unfinished sentence below. 6. Radioactive pollution is increasing the increased use of radioactivity. A. as B. since C. because of D. because 7. Do you think there would be less conflict in the world if all people the same language? A. spoke B. speak C. had spoken D. will speak 8. Unless you all of my questions, I can’t do anything to help you. A. answered B. answer C. would answer D. are answering 9. Singapore is famous for its …………. streets and green trees. A. cleanliness B. cleanly C. cleaning D. clean 10. If someone into the store, smile and say, “May I help you?” A. comes B. came C. come D. should come 11. It was said that the fish died a powerful toxin in the sea water. A. because of B. because C. since D. as a result 12. “Here’s my phone number”. “Thanks. I’ll give you a call if I some help tomorrow” A. will need B. need C. would need D. needed 13. is the festival celebrated? – Every year. A. When B. How often C. How D. What 14. The death rate would decrease if hygienic conditions improved. A. was B. is C. were D. had been 15. On Christmas Eve, most big cities, especially London are _______ with coloured lights across the streets and enormous Christmas trees. A. decorated B. hang C. put D. made 16. If she him, she would be very happy. A. would meet B. will meet C. met D. should meet 17. Nga is a beautiful girl; ______ , she’s kind - hearted. A. therefore B. however C. moreover D. otherwise 18. If I had enough money, I abroad to improve my English. A. will go B. would go C. went D. should have go to 19. She has read interesting book. A. a B. an C. the D. Ø 20. If it convenient, let’s go out for a drink tonight. A. be B. is C. was D. were

9 lượt xem
1 đáp án
16 giờ trước